Tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng nếu không nắm rõ tình trạng và nguyên nhân huyết áp cao
Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng càng ngày càng trẻ hoá do thói quen ăn uống, sinh hoạt. Ngay cả người trẻ vẫn có khả năng mắc căn bệnh này.
1.1 Cao huyết áp là gì?
Huyết áp thể hiện qua 2 chỉ số là tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu là chỉ số áp suất bơm máu ra khỏi tim của tâm thất. Tương tự, chỉ số nhịp tim được bơm đầy máu là huyết áp tâm trương.
Hình 1: Cao huyết áp là bệnh mãn tính có khả năng gây tử vong cao
Do đó, khi huyết áp tâm thu vượt quá 140 mmHg và tâm trương trên 90 mmHg là huyết áp cao. Cần xét nghiệm mới khẳng định được chính xác tình trạng và đưa ra hướng điều trị bệnh huyết áp cao.
1.2 Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp?
Dấu hiệu trên mỗi bệnh nhân bị cao huyết áp là khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Với tình trạng nhẹ, người bệnh sẽ không thấy có biểu hiện gì quá bất thường, mà chỉ đơn giản là thi thoảng đau đầu, hoa mắt,… Ở trường hợp này, bệnh cao huyết áp được phát hiện nhờ những cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trong trường hợp khác, bạn thường xuyên thấy cơ thể đột nhiên nóng bừng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đi không vững hay buồn nôn. Đó có thể chính là dấu hiệu của huyết áp tăng. Trong trường hợp xấu nhất, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, hay thậm chí là đột quỵ là huyết áp tăng cao đến mức báo động.
1.3 Tác hại của bệnh huyết áp cao đến sức khỏe
Tăng huyết áp nếu không tìm ra nguyên nhân và kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xấu đối người bệnh; không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống và còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Một vài biến chứng mà huyết áp cao gây ra như:
Rối loạn chuyển hóa: Lúc này nồng độ insulin trong cơ thể sẽ tăng lên, thân hình sẽ béo xấu, bụng và eo phình to.
Suy tim: Các chỉ số tâm thu và tâm trương không đúng tiêu chuẩn, tim cần liên tục bơm máu đi khắp cơ thể. Lâu dần dẫn đến quá sức tim sẽ yếu đi và to ra.
Võng mạc xuất huyết: Thị lực ngày càng kém đi do các mạch máu trong mắt vỡ ra, thậm chí mất cả năng nhìn nhận.
Các biến chứng về não: Động mạch có thể bị thu hẹp gây mất trí nhớ, xuất huyết não, nhồi máu não.
Đột quỵ: Ở người cao huyết áp, nguy cơ xơ vữa động mạch là rất cao. Lúc này các thành mạch rất cứng, dẫn đến nhồi máu cơ tim, đau tim và đột quỵ.
Phình động mạch: Đây là tính trạng tệ nhất, nó có thể xảy ra hiện tượng chảy máu nội bộ. Đây là trường hợp rất khó để xử lý và gần với tử vong.
Cách tốt nhất là duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định, tránh huyết áp tăng cao. Nhưng muốn phòng tránh, bạn cần biết nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Hình 3: Huyết áp cao nếu không kiểm soát tốt có khả năng gây đột quỵ
Top 3 nguyên nhân bệnh huyết áp cao bạn cần biết
Nguyên nhân bị huyết áp cao xuất phát từ nhiều yếu tố như tuổi tác, thói quen sinh hoạt,... Có thể chia làm 3 nguyên nhân cụ thể như sau:
2.1 Nguyên nhân huyết áp cao nguyên phát (vô căn)
Đúng với tên gọi “vô căn” đa phần bị tăng huyết áp không có nguyên nhân rõ ràng, đặc biệt ở người già và nam giới. Theo các chuyên gia, cao huyết áp vô căn đa phần từ gen di truyền. Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh cũng do một vài thói quen sinh hoạt không tốt:
Thói quen ăn uống: Ăn mặn, nhiều dầu mỡ và những thực phẩm chế biến sẵn khiến huyết áp tăng cao.
Lười vận động: Khiến sức khỏe đi xuống, lượng mỡ tích tụ ngày càng nhiều.
Tinh thần căng thẳng tinh thần căng thẳng khiến các mạch máu hoạt động ở cường độ cao, tăng cao huyết áp cơ thể.
Hút thuốc: Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại đối với cơ thể, gây tắc mạch máu và huyết áp tăng cao.
2.2 Nguyên nhân huyết áp cao thứ phát
Nguyên nhân bị cao huyết áp thứ phát bắt nguồn từ một căn bệnh khác. Do đó nếu bạn phát hiện ra sớm sẽ dễ dàng kiểm soát được nó.
Hình 2: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp càng lớn
Cao huyết áp thứ phát có thể gây ra bởi một số bệnh:
Các bệnh lý về thận: Bệnh cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận mạn tính,...
Mắc bệnh tuyến thượng thận: Hormone được sản sinh từ cơ quan này. Chúng có thể điều hòa nồng độ nước, muối và huyết áp. Do đó, nếu tuyến thượng thận có vấn đề thì nút van kiểm soát huyết áp cơ thể biến mất dẫn tới tình trạng tăng huyết áp.
Bệnh nội tiết: Chẳng hạn như bệnh suy giáp hay cường giáp,…
Thói quen ngưng thở gián đoạn khi ngủ
Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ: Bao gồm các loại thuốc, giảm đau, kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc có chứa corticoid ,...
Một số bệnh tim bẩm sinh: Trong đó tình trạng hẹp eo động mạch chủ là thường gặp nhất. Những trường hợp mắc phải căn bệnh này rất khó khăn để đo huyết áp chính xác. Do đó việc theo dõi sức khỏe huyết áp bị hạn chế.
2.3 Nguyên nhân huyết áp cao ở bà bầu
Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ cũng có thể xảy ra tình trạng tăng huyết áp. Trường hợp này xuất hiện nhiều từ tuần thai thứ 20. Nguyên nhân huyết áp cao ở bà bầu cũng xuất phát từ nhiều yếu tố: do thiếu máu trầm trọng, mang thai con đầu lòng, đa thai, nhiều nước ối,...
Ngoài ra, các thai phụ nhỏ dưới 20 tuổi và trên 35 tuổi cũng có khả năng cao mắc bệnh cao huyết áp. Hay thậm chí những bà bầu có tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp cao lại càng cần lưu tâm.
Hình 1: Tăng huyết áp thai kỳ là con đường ngắn nhất đến tiền sản giật
Từ nguyên nhân huyết áp cao rút ra biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả
Sau khi đã nắm rõ được nguyên nhân bệnh huyết áp cao, bệnh nhân có thể dễ dàng đưa ra chu trình, biện pháp phòng chữa phù hợp nhất cho bản thân.
Mục tiêu của việc điều trị bệnh huyết áp là kiểm soát chỉ số huyết áp trong ngưỡng an toàn 120/80 mmHg. Với những bệnh nhân huyết áp cao, việc kiểm soát càng cần nghiêm ngặt hơn với một chu trình bài bản.
3.1 Sử dụng thuốc điều trị bệnh huyết áp cao
Thuốc điều trị là cần thiết với những bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên, đơn thuốc cần được kê theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên mang theo thuốc mọi lúc để đảm bảo ứng phó kịp thời với chuyển biến bất ngờ trong cơ thể.
Điều quan trọng là theo dõi kết quả của thuốc và thông báo để bác sĩ có thể tăng giảm liều lượng phù hợp. Dùng thuốc thường xuyên để ổn định huyết áp và không được tự ý bỏ thuốc.
3.2 Duy trì một lối sống chuẩn khoa học
Bên cạnh thuốc điều trị, tạo một thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng giúp ổn định chỉ số huyết áp. Phương thức này không chỉ tốt cho bệnh nhân huyết áp cao và cũng giúp mọi người phòng chống bệnh huyết áp.
Hình 5: Người cao huyết áp nên tránh các thực phẩm nhiều muối, chất béo và các chất kích thích
Biện pháp này chỉ đơn giản là kiểm soát:
Chế độ ăn uống: ăn ít muối, ít dầu mỡ, và hạn chế những thực phẩm ăn nhanh,...
Thường xuyên tập thể dục giúp tăng sức đề kháng và tạo một cơ thể cân đối.
Tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng luôn là yếu tố quan trọng.
Tránh xa các chất kích thích: chẳng hạn như rượu, bia, thuốc lá,...
Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh liên quan.
3.3 Kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp
Luôn kiểm tra và đảm bảo huyết áp được duy trì ở chỉ số an toàn là hết sức cần thiết. Điều này giúp bạn theo dõi và dự trước được những tình huống tiếp theo.
Thông thường nên đo huyết áp 2 ngày một lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe. Do đó, sử dụng máy đo huyết áp tại nhà là giải pháp tiện lợi nhất. Thiết bị giúp bạn kiểm tra chỉ số huyết áp mọi lúc, mọi nơi bên cạnh việc kiểm tra định kỳ. Từ đó giúp bạn biết tình trạng của bản thân để điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý nhất.
Máy đo huyết áp giúp sớm phát hiện và ngăn chặn nguyên nhân huyết áp cao
4.1 Máy đo huyết áp và những ưu điểm
Việc sở hữu một chiếc máy đo huyết áp có lợi ích to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.
Đầu tiên, nó giúp bạn bảo vệ sức khỏe người thân dễ dàng. Máy giúp kiểm tra huyết áp và các chỉ số khác để yên tâm về sức khỏe của các thành viên trong gia đình, nhất là người già. Từ đó nắm rõ tình trạng và nguyên nhân huyết áp cao của người thân để có cách xử trí kịp thời.
Sở hữu một chiếc máy đo huyết áp tại nhà cũng giúp gia đình tiết kiệm thời gian và chi phí đến phòng khám. Tần suất đến phòng khám sẽ giảm xuống nhưng vẫn an tâm về tình trạng sức khỏe.
Đặc biệt, đo huyết áp tại phòng khám có thể sẽ không chính xác do: sự căng thẳng khi đối diện với bác sĩ, nhiệt độ,... Bây giờ đo huyết áp tại nhà sẽ giúp các thành viên thoải mái hơn, cho ra kết quả chính xác. Từ đó khẳng định, máy đo huyết áp là thiết bị cần thiết trong mỗi gia đình.
Hình 6: Máy đo huyết áp tại nhà MAXVI giúp bạn kiểm tra chỉ số huyết áp mọi lúc, mọi nơi
4.2 Bỏ túi kinh nghiệm chọn mua máy đo huyết áp chính xác
Thị trường hiện đang bày bán tràn lan rất nhiều dòng sản phẩm máy đo huyết áp. Nếu bạn không nắm rõ hay có ít thông tin thì việc gặp khó khăn để chọn mua máy đo huyết áp cũng là điều dễ hiểu. Đừng lo, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích, dễ dàng nhận biết máy đo huyết áp nào tốt nhất.
Kinh nghiệm quan trọng đầu tiên là chọn máy chính hãng đến từ thương hiệu uy tín. Hiện nay có vô vàn các thương hiệu sản xuất máy đo huyết áp từ các quốc gia: Thái, Trung, Hàn,... Tuy nhiên, một thiết bị đo chính xác, độ bền cao và dễ sử dụng mới là một sản phẩm hoàn hảo. Máy đếm tiền nhà MAXVI hội tụ đủ yếu tố đó lại thêm thiết kế đẹp mắt chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Tiêu chí thứ hai chính là thiết kế của máy. Tùy theo độ tuổi và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn thiết kế máy. Với gia đình có người già và hay đi xa nên chọn loại máy với kích thước nhỏ gọn để thuận tiện cho việc di chuyển. Với những gia đình nhiều người, việc chọn máy đo bắp tay sẽ cho ra kết quả chính xác hơn cổ tay. Tuy nhiên, nếu đo tại cổ tay bạn vẫn có thể tự thao tác ngay cả khi một mình.
Ưu tiên mua máy đo huyết áp tích hợp nhiều chức năng khác: đo nhịp tim, báo pin ngoài màn hình,... Các chương trình khuyến mãi và hậu mãi tốt cũng là một điểm cộng lớn.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân huyết áp cao và kinh nghiệm lựa chọn máy đo huyết áp tốt nhất. Nếu bạn muốn mua máy đo huyết áp hay có thêm thắc mắc về bệnh huyết áp cao hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sản phẩm chất lượng của nhà MAXVI chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng. Chúng tôi luôn ở đây và sẵn sàng chào đón bạn!