Sức khoẻ tốt cuộc sống tốt | Hotline: 024 325 350 53 | 0787 320 340 (24/7)
Thông báo dành cho người dùng

4 hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn

4 hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Dựa vào các bước hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết nhanh tại nhà người bệnh có thể xác định chỉ số đường huyết của mình và những người xung quanh. Bởi dấu hiệu nhận biết chính xác căn bệnh đái tháo đường chính là sự thay đổi mức đường huyết hoặc glucose máu được thể hiện trên máy đo.  Điều này không chỉ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu mà còn hỗ trợ phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Trong bài viết sau đây, Maxvi hướng dẫn tới bạn 4 hướng dẫn sử dụng máy đường huyết tại nhà để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. 

 

1. Khi nào nên theo dõi, kiểm tra đường huyết?

Khi nắm được hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết ngay tại nhà, người bệnh có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa những biến chứng bệnh đái tháo đường mà còn xử lý kịp thời những tình huống nguy cấp do bệnh tiểu đường gây ra như tăng đường huyết, hạ đường huyết,... Lưu ý rằng, để có được kết quả đo chính xác, bệnh nhân cần biết mức độ bệnh của mình để chọn thời gian kiểm tra cho đúng. Cụ thể như sau:

  • Đái tháo đường tuýp 1: Người bệnh đang ở giai đoạn này cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết, tối thiểu 3 lần/ngày để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
  • Đái tháo đường tuýp 2: Đối tượng này cần được hướng dẫn dùng máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số tiểu đường thường xuyên nhất. Người bệnh cần theo dõi ngay khi mới thức dậy, trước khi ăn trưa và ăn tối, trước khi ngủ, sau ăn 1 - 2 giờ.
  • Người có biểu hiện mắc bệnh: Với người có một số biểu hiện bị bệnh đái tháo đường hoặc người nguy cơ cao mắc bệnh thì cần kiểm soát chỉ số trên máy đo đường huyết. Khi loại thuốc và liều lượng thay đổi cũng chính là lúc cần kiểm tra ngay chỉ số đường huyết nhằm biết cơ thể thích ứng được không. 

 

Close-up of a person's hands measuring blood sugar

Description automatically generated

Người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết 

2. Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết ngay tại nhà

Việc kiểm tra định kỳ với máy thử đường huyết tại nhà sẽ giúp bạn theo dõi tình hình sức khỏe của mình và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, hoặc liều lượng insulin một cách chính xác. Sau đây là các bước hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết cơ bản mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

Bước 1: Công đoạn chuẩn bị

  • Kiểm tra thiết bị: Đảm bảo bạn có đầy đủ dụng cụ đo đường huyết tại nhà cần thiết bao gồm máy đo đường huyết, bút lấy máu thử đường huyết, bông, cồn và băng dính. Bạn chỉ sử dụng que thử một lần, không sử dụng que thử hỏng hoặc cũ.
  • Rửa tay sạch sẽ: Trước khi bắt đầu quá trình đo đường huyết, hãy rửa tay sạch bằng nước ấm và xà phòng để đảm bảo không có bất kỳ tạp chất nào làm ảnh hưởng tới kết quả.

Bước 2: Lấy mẫu máu

  • Lắp kim lấy mẫu máu vào trong ống dẫn và điều chỉnh độ sâu kim theo da của mỗi người. Sau đó bạn gắn que thử trong máy đo đường huyết, cần chú ý đậy nắp lọ que thử ngay để tránh que thử bị ẩm.
  • Chọn vị trí và làm sạch: Chọn vùng ngón tay hoặc vùng cánh tay lấy mẫu. Sử dụng bông cồn để làm sạch vùng da trước khi đưa que thử vào.

Bước 3: Đo đường huyết

  • Châm máu: Đặt que thử lên vùng da đã làm sạch và châm máu bằng cách nhấn nhẹ ngón tay để tiến hành lấy mẫu. Sau đó sử dụng khăn sạch hay dán urgo lên vết châm để tránh bị nhiễm trùng.
  • Chờ kết quả: Kết quả sẽ được hiển thị trên máy sau một vài giây. Lúc này bạn cần ghi chép kết quả và lưu trữ thông tin.

Bước 4: Xử lý và vệ sinh

  • Vệ sinh máy đo và bảo quản thiết bị: Sau khi đo xong, bạn cần vệ sinh máy đo và bỏ que thử cẩn thận. Bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo và thoáng mát.

 

Close-up of a person using a device to check their blood sugar level

Description automatically generated

 Hướng dẫn các bước đo đường huyết

Thông thường, chỉ số đơn vị đo đường huyết an toàn nằm trong khoảng từ 70 mg/fl tới 150mg/dl. Trường hợp đường huyết dưới ngưỡng 70mg/dl là hạ đường huyết, còn trên 180mg/dl là tăng đường huyết.

3. Lưu ý cần nắm khi đo đường huyết ngay tại nhà

Dù các bước hướng dẫn dùng máy đo đường huyết có thao tác đơn giản nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà, bạn cần tuân thủ theo những lưu ý dưới đây:

  • Bệnh nhân cần tham khảo và thực hiện theo các bước hướng dẫn từ bác sĩ đến khi đã thành thạo. 
  • Máy đo đường huyết và que thử máu cần khớp mã vạch. Giá máy đo tiểu đường không phải là con số nhỏ, nhưng nếu các dụng cụ không chính xác với nhau, bạn cần đổi hay mua máy đo mới để dùng.
  • Bạn cần chọn mua máy đo đường huyết chất lượng để cho ra kết quả đo chính xác.
  • Hãy ghi chép cụ thể và chính xác kết quả, số liệu, thời gian đo sau mỗi lần test đường huyết. Như vậy, dựa vào đó các bác sĩ sẽ phán đoán được tình trạng nguy hiểm của bệnh, từ đó đưa ra lời khuyên và phác đồ chữa trị chính xác.
  • Không được tái sử dụng kim và que thử. Nếu dùng lại không những không đảm bảo độ chính xác của kết quả đo mà có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
  • Trường hợp đo nhiều, không nên đo tại một ngón mà lấy máu luân phiên tại những ngón tay khác. 
  • Bệnh nhân cần bảo đảm dụng cụ đo đường huyết được sát trùng kỹ càng.

 

A person using a blood sugar meter

Description automatically generated

Máy đo đường huyết Maxvi giúp theo dõi sức khỏe tại nhà

 

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết trực tiếp quyết định tới kết quả đo chính xác, chính vì thế bạn cần thực hiện theo đúng quy trình và các bước đo đường huyết. Để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình tốt nhất, bạn nên tham khảo thêm về máy đo huyết áp Maxvi. Chúng tôi tin rằng khi bạn chọn mua máy đo tiểu đường của Maxvi, chúng tôi sẽ góp phần vào theo dõi, ổn định đường huyết của bạn  giúp bạn điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý.

Đang xem: 4 hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn