Chỉ số kết quả đo đường huyết cao được coi là dấu hiệu đặc trưng phản ánh bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số đường huyết cao vượt mức mà không có biện pháp kiểm soát, điều trị thì sẽ xuất hiện nhiều biến chứng cho cơ thể như suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, thối rữa các bộ phận,… Việc nắm được chỉ số trên máy thử đường huyết cụ thể sẽ giúp người bệnh chủ động hơn khi theo dõi sức khỏe của mình. Cùng Maxvi tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Đôi nét về chỉ số đo đường huyết
Chỉ số đường huyết thể hiện lượng đường glucose trong máu được đo vào một thời điểm nhất định bằng phương pháp xét nghiệm máu. Lượng đường trong máy hình thành do việc chuyển hóa năng lượng dự trữ trong cơ thể. Vì thế, phụ thuộc vào năng lượng cơ thể hấp thụ bao nhiêu tại mỗi thời điểm mà chỉ số đường huyết trong máu cũng không ổn định.
Đơn vị dùng để đo đường huyết là mg/dl và mmol/L. Theo những khảo sát và thống kế của các chuyên gia y tế thì chỉ số trên máy thử đường huyết vào từng thời điểm sẽ như sau:
90 – 130 mg/dl ( 5 – 7,2 mmol/l) thời điểm trước bữa ăn.
Dưới 180 mg/dl (10 mmol/l) sau khi ăn từ 1-2 giờ.
100 – 150 mg/dl (6-8,3 mmol/l) trước khi đi ngủ
Và thời gian đói, đo đường huyết khoảng từ 90 – 100mg/dl (5,4-6 mmol/l).
Chỉ số đo đường huyết là chỉ số thể hiện lượng đường có trong máu
2. Giải đáp chỉ số đo cảnh báo đường huyết của bạn đang ở mức quá cao
2.1 Chỉ số đường huyết nguy hiểm đến sức khỏe
Chỉ số trên máy đo đường huyết tăng là một trong những biểu hiện đáng lo về tính trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Một người được kết luận chỉ số đo đường huyết quá cao là khi nồng độ lượng đường trong máu đạt ngưỡng cao hơn 126mg/dl (tương đương với 7mmol/L) khi đói hoặc hơn 180mg/dl (tương ứng với 10mmol/L )sau khi ăn nho 1 – 2 giờ. Khi ngưỡng chỉ số đạt 200mg’dl cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân và cả đi tiểu nhiều.
Nếu chỉ số đo đường huyết là 100 – 135mg/dl thì đây là được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. Lúc này, người bệnh cần được can thiệp các biện pháp y tê kịp thời, kết hợp luyện tập và ăn uống khoa học để bệnh không phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Khác với các bệnh khác như huyết áp cao,… tiền tiểu đường hoàn toàn có thể chữa khỏi khi người bệnh biết nên ăn gì tốt, cách điều trị tại nhà và thường xuyên theo dõi đường huyết.
Chỉ số huyết áp vượt ngưỡng 7mmol/L khi đói hoặc 10mmol/L khi no là chỉ số huyết áp của bạn đang khá cao
Khi chỉ số trên máy thử đường huyết vượt ngưỡng trên thì cơ thể người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sau:
Thời gian đi tiểu nhiều lần/ngày.
Liên tục cảm thấy cơ thể bị khát.
Giảm thị lực rõ rệt.
Đau đầu, mệt mỏi.
Sụt cân đáng kể.
Và dễ bị nhiễm trùng.
2.2 Hậu quả nghiêm trọng khi chỉ số đường huyết cao
Sau khi bạn thực hiện đo huyết áp và phát hiện ngưỡng chỉ số của mình cao đáng báo động, bạn cần lưu ý rằng cơ thể có thể đối mặt với những hậu quả sau:
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin để sử dụng glucose cho năng lượng. Khi đó, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng, dẫn đến sự tích tụ các axit độc hại gọi là ceton. Nhiễm toan ceton có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, thở nhanh và hôn mê.
Hôn mê tăng đường huyết: Tình trạng này xảy ra khi đường huyết tăng cao đến mức cơ thể không thể hoạt động bình thường. Hôn mê tăng đường huyết có thể gây ra các triệu chứng như lú lẫn, co giật, hôn mê và tử vong.
Bệnh tim mạch: Đường huyết cao có thể làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh trong tim, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ và suy tim.
Bệnh võng mạc: Đường huyết cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong mắt, dẫn đến bệnh võng mạc. Bệnh võng mạc là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh thần kinh: Đường huyết cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể, dẫn đến tê bì, ngứa ran, đau và yếu cơ.
Bệnh loét bàn chân: Đường huyết cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu ở bàn chân, dẫn đến loét bàn chân. Loét bàn chân có thể dẫn đến nhiễm trùng và phải cắt cụt chi.
Chỉ số huyết áp cao nếu không được điều trị gây ra nhiều biến chứng
3. Vậy có nên mua máy đo đường huyết không?
Trước những nguy hiểm của bệnh đường huyết, hiện nay dòng thiết bị đo đường huyết hay còn gọi là máy thử đường huyết trở thành dụng cụ đắc lực, hỗ trợ người bệnh kiểm tra xem có mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2 tại nhà hay không.
Song, câu hỏi đặt ra là liệu máy thử đường huyết có cho các chỉ số chính xác về lượng đường có trong máy không? Có xứng đáng để chi tiền mua máy thử đường huyết?
Thực tế, việc theo dõi chỉ số là điều rất cần thiết với mỗi chúng ta, không chỉ là nhóm đối tượng người già dễ mắc bệnh. Trong khi đó, máy đo đường huyết được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chức năng tiến tiến, đưa ra kết quả xét nghiệm chính xác vào mỗi thời điểm đo. Lưu ý, để làm được điều đó, trong quá trình thực hiện cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng máy test tiểu đường. Chỉ khi nắm được tình trạng đường huyết của bản thân, người bệnh mới hiểu được tình trạng của mình, cũng như lựa chọn được phương án điều trị, tiền tiểu đường, hay tiểu đường tuýp 2.
Máy đo đường huyết Maxvi thiết kế nhỏ gọn, kết quả chính xác trả về sau 1 – 2 phút
Hy vọng với nội dung vừa chia sẻ, bạn đã hiểu thêm chỉ số đo đường huyết bao nhiêu là ngưỡng báo động để lựa chọn phương án điều trị. Máy thử đường huyết là một lựa chọn tuyệt vời. Thiết bị như một bác sĩ tại già cùng bạn theo dõi sức khỏe hiệu quả.
Với hơn 15 năm, máy thử đường huyết Maxvi tự hào là sản phẩm được người tiêu dùng Việt tin tưởng và lựa chọn. Chúng tôi cam kết máy thử tiểu đường đã và đang được phân phối là dòng sản phẩm chính hãng, nhập khẩu có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ, đi kèm với đó là thiết kế nhỏ gọn và tiện ích, chính xác khi sử dụng. Vì vậy, nếu bạn đang đắn đo không biết nên chọn máy thử đường huyết nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hotline 0903 441 888 để tham khảo chi tiết về dòng máy đo đường huyết Maxvi nhé!