
Thông qua việc đo đường huyết người dùng có thể đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe hiện tại. Đặc biệt là ở người cao tuổi và người mắc bệnh tiểu đường, thường xuyên kiểm tra kết quả đo đường huyết là việc làm cần thiết trong chu trình chăm sóc sức khỏe. Từ đó có những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và nâng cao sức khỏe. Sau đây, cùng MAXVI khám phá ý nghĩa của những chỉ số ghi trên máy đo đường huyết này nhé!
1. Sử dụng máy đo đường huyết với 5 bước đơn giản chuẩn hướng dẫn bộ y tế
Hầu hết các dòng máy test đường huyết đều dễ sử dụng. Chỉ cần thực hiện theo 5 bước dưới đây là bạn đã có thể dễ dàng kiểm tra được lượng đường huyết hiện tại.
Hình 1: Máy đo đường huyết tại nhà là thiết bị giúp bạn theo dõi đường huyết dễ dàng hơn
Bước 1: Chuẩn bị máy thử tiểu đường
Một bộ dụng cụ máy kiểm tra tiểu đường đầy đủ bao gồm: Máy đo đường huyết, kim lấy máu và que thử đường huyết. Đây là 3 dụng cụ quan trọng và cần đảm bảo hoạt động tốt. Bạn có thể chọn mua máy đo đường huyết ở cơ sở uy tín. Nếu máy máy kiểm tra tiểu đường lâu ngày không sử dụng thì cần mang ra cửa hàng kiểm tra lại để xác định xem máy có hoạt động tốt, cho kết quả đo đường huyết chính xác?
Cũng nên lưu ý về hạn sử dụng của que thử đường. Nếu quá hạn hoặc để hở ngoài không khí thì không nên dùng nữa. Có một mẹo hay cho bạn: kim lấy máu nhỏ sẽ hữu ích cho việc giảm đau trong quá trình lấy máu. Ngoài ra, xà phòng, bông gòn và cồn cũng là những vật dụng cần thiết để đảm bảo vệ sinh.
Bước 2: Lắp đặt máy kiểm tra tiểu đường
Lấy một que thử máu lắp vào máy đo đường huyết. Sau khi lấy que thử nhớ đóng kín nắp hộp để không ảnh hưởng tới độ chính xác cho những lần sau.
Vệ sinh sạch sẽ kim lấy máu sau đó lắp kim vào bút lấy máu. Khi lắp kim chỉ cần nghe thấy tiếng “cạch” là kim đã được lắp đúng khớp. Lúc này bạn chỉ cần điều chỉnh độ sâu mong muốn của kim cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Bước 3: Xác định vị trí lấy máu trên ngón tay và vệ sinh sạch sẽ.
Rửa sạch tay với xà phòng sau đó lau khô lại bằng khăn. Tiếp theo cần xác định vị trí lấy máu. Lưu ý rằng bạn có thể thay đổi vị trí tại các ngón tay để tránh việc chồng chéo vết thương lên cùng một vị trí.
Dùng cồn tẩm bông gòn sát khuẩn tại vị trí lấy máu. Sau đó đợi cho nó tự khô.
Bước 4: Tiến hành thao tác đo đường huyết
Hướng đầu kim của bút bấm nhẹ vào đầu ngón tay để lấy máu. Bóp nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông dễ dàng và lấy đủ lượng máu cần thiết. Dùng phần máu này thấm vào đầu que thử cho đến khi que đã thấm đủ lượng cần. Đợi khoảng 5 phút để máy đưa ra kết quả.
Hình 2: Kết quả đường huyết sẽ được hiển thị trên màn hình điện tử của máy
Bước 5: Lưu lại các chỉ số ghi trên máy đo đường huyết
Các chỉ số đường huyết với đơn vị mmol/l hoặc mg/dl sẽ được hiển thị trên màn hình điện tử của máy.
Đánh giá xem đường huyết của bạn có ổn định hay không. Đừng quên lưu lại chỉ số ghi trên máy đo đường huyết để so sánh với các lần tiếp theo. Từ đó xác định tình trạng đường huyết và đánh giá về hiệu quả của các phương pháp điều trị đang sử dụng.
2. Cách đọc chỉ số đo đường huyết
Chỉ số đường huyết trên máy test đường huyết đều thể hiện rất đơn giản và dễ hiểu. Nó sẽ hiển thị ra một kết quả với con số được đo lường chính xác.
Tại thời điểm hiện tại có 2 đơn vị đo đường huyết phổ biến là mmol/l và mg/dl. Đây đều là đơn vị để chỉ nồng độ lượng Glucose trong máu.
Đơn vị mmol/l thường được dùng nhiều tại nước Anh. Mmol/l cho biết nồng độ Glucose có trong một thể tích xác định. Có nghĩa là sẽ có bao nhiêu mmol phân tử glucose trong 1 lít máu.
Nếu mmol/l đo nồng độ đường bằng đơn vị thể tích thì mg/dl sẽ tính bằng trọng lượng. Mg/dl là số lượng miligam đường trong một decilit. Các dòng máy sản xuất tại Mỹ và Châu Âu sẽ xuất hiện đơn vị này nhiều hơn.
Tuy nhiên nếu không quen dùng một trong 2 đơn vị trên bạn cũng có thể quy đổi chúng thành đơn vị ngược lại. Công thức cho phép quy đổi này cũng rất đơn giản. Nếu bạn có đơn vị là mg/dl và muốn sử dụng với đơn vị mmol/l chỉ cần lấy mg/dl chia cho 18 và ngược lại:
mg/dl : 18 = mmol/l
mmol/l x 18 = mg/dl
Hình 4: Mmol/l là đơn vị đường huyết được dùng phổ biến tại Anh
3. Chỉ số đo đường huyết ổn định ở mức bao nhiêu là bình thường?
Hiện tại có 4 loại chỉ số đo đường huyết lần lượt là: Chỉ số đo đường huyết bất kỳ, chỉ số đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn và chỉ số đường huyết HbA1c.
3.1 Chỉ số đo đường huyết bất kỳ
Chỉ số này là chỉ số chung nhất, dựa trên kết quả người đo đường huyết thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Lúc này lượng đường an toàn sẽ ở mức 7,8 mmol/l tức là khoảng dưới 140 mg/dl. Tuy nhiên, chỉ số này khó để chuẩn đoán được khả năng mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Chỉ có thể khẳng định người bệnh có mắc tiểu đường hay không khi nồng độ Glucose vượt quá 11,1 mmol/l.
3.2 Chỉ số đo đường huyết lúc đói
Để có được chỉ số này bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi đo. Việc nhịn ăn này yêu cầu người dùng không được ăn, uống bất kỳ loại thực phẩm nào trong suốt thời gian đó. Vì vậy, hầu hết mọi người đều thực hiện đo đường huyết vào buổi sáng sau khi trải qua một giấc ngủ dài để việc nhịn ăn trở nên dễ dàng hơn.
Chỉ số đường huyết lúc đói ăn toàn ở ngưỡng 70 mg/dl đến 92 mg/dl. Và nhiều nghiên cứu đã nhận thấy người có chỉ số đường huyết đói nằm trong ngưỡng này có sức khỏe tốt và gần như sẽ không bị tiểu đường trong ít nhất 10 năm tiếp theo.
Nếu chỉ số đường huyết lúc đói rơi vào khoảng 100 mg/dl đến dưới 125 mg/dl thì bạn có khả năng có các triệu chứng của bệnh tiền tiểu đường. Lúc này bạn cần theo dõi và có những biện pháp cải thiện sức khỏe tốt hơn. Và từ 125 mg/dl trở lên là chỉ số của những người mắc bệnh tiểu đường. Đây không phải đơn vị đường huyết mao mạch như những chỉ số thông thường. Nó là một loại chỉ số đường huyết tĩnh mạch.
3.3 Chỉ số đo đường huyết sau ăn
Khoảng thời gian từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn là thời điểm thích hợp để đo chỉ số đường huyết. Chỉ với số đo đường huyết sau ăn thì không thể chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn. Tuy nhiên số đo này lại giúp bạn kiểm tra và kiểm soát tốt lượng đường có trong máu.
Hình 4: Bảng đánh giá chỉ số đường huyết
Kết quả đo đường huyết sau ăn an toàn ở ngưỡng dưới 140 mg/dl tức 7,8 mmol/l đối với người bình thường. Nếu số đo của bạn vượt qua con số này thì cần kiểm tra lại kỹ hơn và xem xét về chế độ dinh dưỡng của mình.
3.4 Chỉ số đường huyết HbA1c
Chỉ số đường huyết HbA1c được đưa ra dựa trên xét nghiệm Hemoglobin A1c chuyên sâu của bệnh đái tháo đường. Đây là chỉ số chính xác nhất và đánh giá kỹ càng về tình trạng sức khỏe của bạn.
Xét nghiệm HbA1c cho kết quả an toàn ở mức dưới 48 mmol/l đối với người bình thường. Nếu lượng đường vượt qua mức này sẽ được xét vào trường hợp đường huyết cao.
Đường huyết cao xảy ra khi lượng Insulin trong cơ thể thiếu hụt. Các tuyến tụy không còn đủ khả năng để tiết thêm Insulin đề kháng cho cơ thể hoặc những Insulin sinh ra nhưng không hoạt động tốt. Trường hợp này dẫn đến các tuyến tụy phải liên tục sản sinh Insulin mới gây quá tải, khiến tổn thương hầu hết các bộ phận trên cơ thể.
Nếu ngưỡng đường huyết HbA1c dưới mức 3,8 mmol/l thì được cho là hạ đường huyết. Việc hạ đường huyết đột ngột dẫn đến việc người bệnh hôn mê sâu và tổn thương nghiêm trọng đến não bộ. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần cấp cứu ngay lập tức.
4. Chỉ số đo đường huyết cao ảnh hưởng như nào đến sức khỏe của bạn?
Như đã nêu ở trên đường huyết cao chủ yếu là do lượng đường trong máu và Insulin do tuyến tụy tiết ra không ổn định. Đây là tình trạng đáng báo động và có thể gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm khác nếu không được kiểm soát kịp thời.
Các biến chứng với mức độ nguy hiểm khác nhau của tăng đường huyết được phân thành 2 trường hợp.
4.1 Các biến chứng thầm lặng nếu không được kiểm soát đường huyết chặt chẽ
Về lâu dài, chỉ số đo đường huyết tăng cao dẫn đến tổn hệ thần kinh và các mạch máu chạy khắp cơ thể. Gây tổn thương hầu hết các bộ phận trên cơ thể.
Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch máu não,... là biến chứng nguy hiểm của tăng chỉ số đường huyết kéo dài. Ngoài ra, nó còn làm tổn thương toàn các mạch máu và tác động xấu đến cả mắt và thận. Từ đó dẫn đến tình trạng thị lực của bạn bị giảm sút, suy thận hoặc thậm chí là mù lòa. Thêm nữa rối loạn cảm giác, rối loạn các cơ quan trong cơ thể hay rối loạn sinh dục cũng chính là hệ quả do tổn thương hệ thần kinh mà tăng đường huyết gây ra.
Hình 5: Đường huyết tăng cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
4.2 Các căn bệnh cấp tính do chỉ số đo đường huyết cao gây ra
Một trong những bệnh lý do đường huyết tăng cao đột ngột gây ra là nhiễm toan Ceton. Cơ thể sẽ thiếu năng lượng trầm trọng khi số đo đường huyết lên mức 14 mmol/l. Ngay lúc đó cơ thể sẽ tự động đốt một lượng lớn chất béo để cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Vì vậy, gây ra tình trạng axit tích tụ trong máu hay còn gọi là nhiễm toan Ceton.
Lượng axit này ảnh hưởng không tốt và khiến cơ thể bị nhiễm độc. Hơi thở có mùi hoa quả lên men, cơ thể bồn chồn, khó chịu,... là những dấu hiệu ban đầu của người nhiễm Ceton. Đây là biến chứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, nếu không thường xuyên đo và kiểm soát đường huyết sẽ dẫn đến cơ thể bị mất lượng lớn dịch do đường huyết quá cao. Bởi nước sẽ thẩm thấu vào lòng mạch máu mang theo dịch cơ thể chảy ra ngoài qua đường tiết niệu.
Do đó việc sở hữu máy đo đường huyết tại nhà là vô cùng cần thiết cho việc theo dõi chỉ số đường huyết mọi lúc mọi nơi. Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn địa điểm mua máy đo đường huyết uy tín thì MAXVI chính là đề cử hàng đầu dành cho bạn. Tại đây có đa dạng các dòng máy kiểm tra tiểu đường chất lượng, cho kết quả chính xác với độ bền cao.
Hơn nữa, giá thành của máy thử tiểu đường lại phải chăng, có nhiều phân khúc phù hợp với túi tiền của mọi người. Đến với chúng tôi bạn sẽ hài lòng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Chế độ bảo hành tốt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn đang từ máy test đường huyết MAXVI đang chờ đón bạn.
Nhấn ngay hotline để nhận được báo giá tốt nhất cho các thiết bị đo đường huyết nhé. Máy test đường huyết MAXVI tự hào đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe gia đình.