
Thông qua các chỉ số trên máy đo huyết áp, bạn có thể xác định được cụ thể tình trạng sức khỏe đường huyết của bản thân. Thế nhưng, nếu chưa được hướng dẫn qua thì chắc hẳn không phải ai cũng có thể hiểu hết được ý nghĩa của các con số được hiển thị trên màn hình. Hiểu được điều đó, bài viết sau đây sẽ mang đến những thông tin chi tiết nhất về bộ 3 chỉ số cơ bản trên máy đo huyết áp cũng như cách đọc chính xác để bạn dễ dàng theo dõi sức khoẻ của mình.
Tổng hợp 3 chỉ số cơ bản trên máy đo huyết áp
Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch lớn trên mức bình thường. Đối với những người trưởng thành khỏe mạnh, không gặp các vấn đề về tim mạch thì chỉ số huyết áp tâm trương là 80mmHg và huyết áp tâm thu là 120mmHg.
Vậy, khi chỉ số huyết áp trong cơ thể cao hơn hai mức xác định này thì cũng chính là dấu hiệu bạn đang bị huyết áp cao và cần can thiệp chữa trị kịp thời. Ngược lại, nếu chỉ số thấp hơn bình thường cũng đồng nghĩa bạn đang phải cần đến các biện pháp chữa tụt huyết áp.
Tình trạng huyết áp cao nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn đặc biệt là bệnh tiểu đường. Hiện nay, để chữa bệnh huyết áp cao, ngoài sử dụng các loại thuốc đặc trị, bệnh nhân còn cần kết hợp cải thiện chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Cùng với đó, người bệnh cũng cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi tình hình và tìm kiếm các giải pháp chữa cao huyết áp kịp thời.
Hình 1. 3 chỉ số cơ bản trên máy đo huyết áp cần quan tâm
Bệnh nhân có thể kiểm tra huyết áp tại các bệnh viện, cơ sở uy tín hoặc tự mình thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian cũng như chủ động thì bệnh nhân nên chọn theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân ngay tại nhà qua các loại máy đo huyết áp đeo tay thông dụng. Trong quá trình này, bạn sẽ bắt gặp 3 chỉ số trên máy đo huyết áp phổ biến cũng như cần được quan tâm đặc biệt bao gồm:
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa là chỉ số đầu tiên trên máy đo huyết áp tại nhà biểu thị lực đẩy của máu lên thành động mạch trong quá trình tim đập. Chỉ số này sẽ được ghi nhận khi tim hoạt động co bóp và đẩy máu lên các động mạch xung quanh.
Đặc biệt huyết áp tâm thu còn được xem là chỉ số quan trọng giúp đánh giá chính xác sức khỏe tim mạch. Khi chỉ số này lớn hơn 140mmHg thì cơ thể của bệnh nhân đang có nguy cơ gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng như tăng huyết áp, tiểu đường, suy tim, đột quỵ,...
Huyết áp tâm trương
Trái ngược với huyết áp tâm thu thì huyết áp tâm trương – chỉ số thứ 2 trên máy đo huyết áp lại được ghi nhận khi tim nghỉ giữa hai nhịp đập. Trong quá trình này, huyết áp tâm trương sẽ bắt đầu được đo lường bằng áp suất của mạch máu lên thành đồng mạch.
Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ số quan trọng không kém giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân. Kết quả quá trình đo huyết áp điện tử ghi nhận chỉ số huyết áp tâm trương của bạn lớn hơn 90 mmHg thì bạn cần đặc biệt lưu tâm. Bởi đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cao huyết áp, suy tim và các bệnh lý về động mạch.
Nhịp tim
Và cuối cùng là một trong 3 chỉ số trên máy đo huyết áp cũng không kém phần quan trọng hiển thị trên đồng hồ đo huyết áp – nhịp tim. Nói đơn giản thì nhịp tim là số lần tim co bóp trên một đơn vị thời gian. Ở người bình thường, nhịp tim ổn định sẽ vào khoảng từ 60 đến 100 lần mỗi phút. Tuy nhiên, chỉ số nhịp tim có thể bị thay đổi tùy vào độ tuổi, giới tính cũng như thời điểm.
Hình 2. Chỉ số nhịp tim tiêu chuẩn có thể bị thay đổi tùy từng trường hợp
Cụ thể bạn có thể tham khảo thông tin thống kê dưới đây:
Trẻ sơ sinh có nhịp tim tiêu chuẩn từ 120 – 160 nhịp/ phút.
Trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi thì nhịp tim tiêu chuẩn khoảng 80 – 140 nhịp/ phút.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi thì nhịp tim tiêu chuẩn khoảng 80 – 130 nhịp/ phút.
Trẻ từ 2 đến 6 tuổi thì nhịp tim tiêu chuẩn 75 – 120 nhịp/ phút.
Trẻ từ 7 đến 12 tuổi có nhịp tim tiêu chuẩn 75 – 110 nhịp/ phút.
Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên có nhịp tim tiêu chuẩn 60 – 100 nhịp/ phút.
Vận động viên có nhịp tim tiêu chuẩn 40 – 60 nhịp/ phút.
Cách đọc chính xác 3 chỉ số quan trọng trên máy đo huyết áp
Qua các chỉ số đường huyết mao mạch kể trên, bạn có thể dễ dàng theo dõi tình trạng hoạt động của tim mạch bản thân chính xác mỗi ngày, hỗ trợ quá trình chữa cao huyết áp hiệu quả. Thế nhưng, để đọc chính xác các chỉ số kể trên, quý khách cũng cần nắm rõ quy trình cụ thể cũng như hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp như sau:
Bước 1: chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết bao gồm thiết bị đo huyết áp điện tử, băng cố định. Ngoài ra, trong suốt quá trình đo đường huyết tại nhà, bệnh nhân cần thực hiện ở tư thế ngồi hoặc nằm, không nên đứng.
Bước 2: Tiến hành bơm khí vào băng cố định cho đến khi chỉ số huyết áp tâm thu được hiển thị trên máy đo huyết áp tại nhà. Sau đó giảm dần khí ra đến khi chỉ số huyết áp tâm trương cũng được hiển thị.
Bước 3: Ghi nhận kết quả thu được và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quan. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến chỉ số nhịp tim thường nằm ở cuối cùng trên thiết bị.
Hình 3. Các chỉ số đường huyết quan trọng phản ánh tình hình sức khoẻ
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thể bỏ túi cho bản thân những thông tin hữu ích về cách đọc chỉ số, hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp cũng như nắm bắt chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra các giải pháp chữa bệnh huyết áp cao hay thấp hiệu quả.
Bên cạnh đó, để đưa ra được kết quả cuối cùng chính xác, ít sai số nhất, bạn cũng cần đặc biệt lựa chọn sản phẩm máy đo đường huyết chất lượng, chuẩn chính hãng. Nổi bật trong đó là sản phẩm máy đo đường huyết MAXVI với độ chuẩn xác cao nhưng giá thành lại cực kỳ hấp dẫn. Liên hệ ngay qua số hotline để được giải đáp và báo giá máy đo huyết áp đeo tay tại nhà chi tiết.