
Máy đo đường huyết là thiết bị chăm sóc sức khỏe thiết yếu trong gia đình giúp người dùng tự theo dõi được chỉ số đường huyết tại nhà không cần phải tới bệnh viện. Dù là dòng sản phẩm tiện lợi, hiện đại, nhưng trong quá trình sử dụng, sẽ có nhiều trường hợp khiến máy đo đường huyết không hoạt động bình thường. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi khám phá những lỗi thường gặp ở máy đo đường huyết, và tìm ra cách khắc phục nhé!
1. 7 lỗi thường gặp khiến máy đo đường huyết không hoạt động và cách khắc phục
Trong quá trình đo, máy đo đường huyết có thể xuất hiện một số lỗi được biểu thị bằng những ký hiệu riêng. Để hiểu rõ và nắm được thông tin về các lỗi không hoạt động để có cách khắc phục nhanh chóng, kịp thời, mời bạn theo dõi 7 lỗi thường gặp ở máy đo đường huyết dưới đây.
Máy đo đường huyết xuất hiện lỗi 3 dấu gạch ngang
Trường hợp máy đo đường huyết xuất hiện 3 dấu gạch ngang là một lỗi khá phổ biến nhiều người dùng gặp phải. Lỗi này xuất hiện khi người sử dụng chưa tiến hành cài đặt thời gian mà đã kiểm tra chỉ số đo đường huyết được đo trong 30 ngày, 14 ngày hay 7 ngày. Hoặc do máy không tìm thấy được kết quả đo chỉ số được lưu theo thời gian được yêu cầu.
Hình 1 - Máy đo đường huyết được sử dụng để theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà
Cách khắc phục lỗi không hoạt động này khá đơn giản, bạn chỉ cần cài đặt ngày giờ và thời gian chính xác ở trên máy trước khi thực hiện đo. Với các dòng máy đo tiểu đường Maxvi như BGM-101, BGM-102, bạn thực hiện cài đặt theo các bước sau:
Bật máy bằng cách nhấn nhẹ vào một trong hai nút trên máy.
Sau khi bật giữ nút bên phải khoảng hai giây cho máy, bạn có thể cài hiển thị 12 giờ hoặc 24 giờ bằng cách nhấn chuyển nút bên trái.
Bấm nút bên phải chuyển vào cài đặt năm. Khi đó số góc trên bên trái nháy nháy. Bấm nút bên trái để chuyển đến năm hiện tại.
Tiếp tục bấm nút bên phải chuyển vào cài đặt ngày và bấm nút bên trái để chuyển đến ngày hiện tại.
Người dùng tiếp tục sử dụng phím bên phải để chuyển nội dung và nút bên trái để thay đổi giá trị cho cài đặt giờ phút như đã làm cho ngày tháng.
Máy đo tiểu đường Maxvi có chế độ ghi nhớ thời điểm đo sau bữa ăn vì vậy khi bạn tiếp tục nhấn nút bên phải máy sẽ hiện on thì khi bạn đo vào các giờ sau khi ăn máy sẽ phân loại và nhớ riêng. Khi đo các giờ khác thì sẽ ghi là đo trước khi ăn. Bạn bấm nút bên trái đổi sang off thì máy sẽ ghi kết quả đo là trước khi ăn dù bạn đo ở giờ nào.
Máy đo đường huyết lỗi Lo
Lỗi Lo khiến máy đo đường huyết không hoạt động bình thường có thể đến từ nguyên nhân chỉ số đo đường huyết giá trị thấp hơn khoảng đo ở máy. Khi gặp phải trường hợp như vậy tức là chỉ số đường huyết của bạn hiện ở ngưỡng rất thấp. Người bệnh đo được chỉ số thấp như vậy và đi kèm cùng các biểu hiện trên cơ thể cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để kịp thời hỗ trợ, không được tự ý sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ tiểu đường.
Nếu người bệnh áp dụng cách chữa tiểu đường tại nhà mà không có biểu hiện bất thường thì rất có thể do máy kiểm tra tiểu đường tại nhà đo sai. Người dùng có thể kiểm tra tình trạng máy qua việc xác thực lại với dung dịch kiểm chứng ở máy. Nếu máy đo hoạt động lại bình thường thì bạn cần lấy mẫu test lại. Trường hợp máy đo đường huyết không hoạt động bạn cần tiến hành bảo hành, bảo dưỡng máy.
Máy đo đường huyết lỗi Hi
Trái ngược lỗi Lo, lỗi Hi hiển thị ở màn hình máy đo đường huyết khi chỉ số đo của bạn đang đạt mức rất cao. Tương tự như trường hợp lỗi Lo, người bệnh nếu đang trị tiểu đường không dùng thuốc cần xem lại biểu hiện hiện tại của bản thân rồi dùng dung dịch kiểm chứng nhằm kiểm tra tình trạng hoạt động máy đo tiểu đường. Tiếp đó, bạn cần liên hệ với cơ sở y tế hoặc mang thiết bị đi bảo hành.
Hình 2 - Cách sử dụng máy đo đường huyết đúng cách
Máy đo đường huyết không khởi động
Hầu hết những dòng máy thử đường huyết ngày nay khi lắp que thử đúng cách sẽ tự khởi động. Nếu trường hợp máy lắp que thử hay nhấn nút nguồn rồi mà không hoạt động thì máy có thể gặp phải các vấn đề sau:
Pin máy có vấn đề: Người dùng cần thay mới pin hay lắp pin nếu như máy đo đường huyết chưa lắp pin hoặc hết pin.
Đầu pin bị gắn sai: Trường hợp này cần tháo pin rồi tiến hành lặp lại sao cho đúng chiều dương - âm.
Nhiệt độ ngoài môi trường thấp quá cũng khiến máy không hoạt động bình thường được. Vì thế người dùng cần để máy đến nơi có mức nhiệt thích hợp từ 8 đến 42 độ C, tiếp đó giữ nguyên máy khoảng một lúc rồi đo lại.
Máy kiểm tra tiểu đường tại nhà nếu để lâu trong môi trường ẩm ướt sẽ không hoạt động được do bị nhiễm ẩm. Khi gặp trường hợp này, người dùng cần mang máy đo tới nơi nhiệt độ thích hợp rồi chờ cho máy từ từ khô.
Ngoài ra, máy thử đường huyết có thể bị hỏng màn hình. Khi đó bạn cần mang máy đi sửa chữa, bảo hành.
Máy đo đường huyết lỗi hiển thị ngày 0-0 và thời gian là 0:00
Máy thử đường huyết hiển thị ngày 0-0 và thời gian là 0:00 có thể là do một trong 2 nguyên nhân dưới đây:
Máy đo tiếp xúc nhiệt độ thấp (dưới -20 độ C) sẽ khiến pin đóng băng. Lúc này người dùng cần tắt máy và di chuyển thiết bị đến khu vực nhiệt độ thích hợp từ 8 đến 42 độ C, chờ thiết bị dần ấm lại rồi tiếp tục dùng.
Thiết bị ngừng hoạt động trong thời gian dài. Khi đó cần phải thay pin mới và cài đặt giờ và ngày để tiến hành sử dụng.
Hình 3 - Gắn que thử khớp với vị trí khe cài trên máy đo đường huyết
Máy đo đường huyết lỗi E-3
Máy đo đường huyết sẽ hiển thị lỗi E-3 khi gặp trường hợp dưới đây:
Lượng máu không đủ để tiến hành đo.
Que thử bị di chuyển hoặc bị gập khi máy thực hiện đo kết quả.
Nắp lọ đựng que thử hở khiến que thử hỏng, bị ẩm, dẫn tới sai lệch kết quả.
Thời gian thiết bị đo đường huyết chờ người sử dụng thêm giọt máu và quá lâu.
Với một số trường hợp đặc biệt, lỗi E3 có thể cảnh báo lượng đường huyết trong máu của bạn ở mức cao, cao hơn khoảng đo đọc được trên hệ thống. Tuy nhiên nếu bạn thấy rằng lỗi do chỉ số đường huyết đo cao thì hãy thực hiện lặp lại các bước đo từ đầu.
Máy đo đường huyết lỗi E-6, E-4
Lỗi E-6: Lỗi này do người dùng nhỏ dung dịch kiểm chứng và máy quá sớm khi chưa hiển thị thông báo trên màn hình có biểu tượng giọt nước đang nhấp nháy.
Lỗi E-4: Đây là lỗi không đủ dung dịch kiểm chứng và máu trên que test để đo. Hoặc có thể do người dùng nhỏ máu trên que thử sau khi bấm bắt đầu đo.
Khi máy đo đường huyết không hoạt động do lỗi E-6 và E-4, cách khắc phục là người dùng sử dụng que thử mới rồi thực hiện lại những thao tác thử đường huyết ban đầu.
Hình 4 - Thực hiện đo đường huyết theo các bước trong hướng dẫn sử dụng
Nếu gặp phải những tình huống trên, sau khi thử nhiều cách khắc phục mà máy đo đường huyết vẫn báo lỗi, người dùng hãy liên hệ đến nhà cung cấp để được tư vấn, hỗ trợ. Đối với một số máy đo đường huyết sẽ có các biểu tượng báo lỗi khác, thế nhưng đa số những lỗi không hoạt động đều xuất phát bởi các nguyên nhân này.
2. 3 lưu ý cần nắm khi sử dụng máy đo đường huyết
Tự đo đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà sẽ giúp bạn có thể chủ động trong việc theo dõi và bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình. Bạn chỉ cần dành ra một vài phút mỗi ngày để đo và bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ điều đó.
Để sử dụng máy và đo kết quả chính xác, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần xem xét trước khi đó:
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Trước khi thực hiện test đường huyết, bạn cần làm quen tất cả những chức năng ở máy đo đường huyết, cách dùng thế nào, khe đặt que test, cần bao nhiêu máu, nơi hiển thị kết quả. Người dùng cần đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết, khi bạn có thắc mắc nào, hãy liên hệ đến địa chỉ bán hoặc bác sĩ để nhận được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.
Thời điểm đo đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường cần có kế hoạch theo dõi và đo đường huyết mỗi ngày để hình thành thói quen cho mình. Thời điểm để thử đường huyết tốt nhất trong ngày để có kết quả chính xác nhất là khi mới ngủ dậy, trước khi ăn, trước khi ngủ và khoảng 2 tiếng sau ăn. Bạn cũng cần lưu ý, để biết lúc nào đo đường huyết chính xác nhất còn phụ thuộc cả vào loại bệnh tiểu đường bạn đang mắc và phác đồ điều trị hiện tại của bệnh nhân.
Đối với bệnh đái tháo đường tuýp 1, các bác sĩ khuyến cáo nên đo ít nhất 3 lần/ngày vào các thời điểm như trước bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ, trước hoặc sau khi tập thể dục, đo khi bệnh nhân bị ốm.
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đang sử dụng insulin để điều trị cần kiểm tra trước các bữa ăn hoặc sau khi ăn từ 1 - 2 tiếng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử trước khi ngủ, khi nghi ngờ đường huyết cao hoặc thấp, sau khi tập thể dục,...
Hình 5 - Đo đường huyết thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh
Kiểm tra về chất lượng máy thử đường huyết và que test
Với mỗi que test đường huyết, người dùng có thể chọn lựa ngẫu nhiên vài que để kiểm tra xem chúng có bảo đảm chất lượng không. Bằng việc lắp que test vào khe thử ở máy đo đường huyết rồi nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch kiểm chứng lên que thử và đối chiếu kết quả đo được với kết quả quy chuẩn in trên nhãn từ nhà sản xuất. Kết quả đo nếu không đúng kết quả quy chuẩn, bạn cần báo lại đơn vị cung cấp sản phẩm để được đổi trả hoặc bảo hành.
Ngoài ra, khi chọn que test, bạn cần lưu ý chọn loại có điều kiện bảo quản thích hợp với thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Thông thường điều kiện để bảo quản que thử là từ 2 đến 32 độ C.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về những lỗi hư hỏng thường gặp khiến máy đo đường huyết không hoạt động và cách khắc phục hiệu quả. Để tránh gặp phải các lỗi hư hỏng này đảm bảo chỉ số đo đường huyết chính xác thì nên chọn đo bằng máy đo đường huyết MAXVI.
Máy đo đường huyết thông minh Maxvi chính là "bác sĩ cá nhân" giúp người dùng theo dõi sức khỏe mọi lúc mọi nơi. Là thương hiệu hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, máy đo đường huyết Maxvi được thiết kế gọn nhỏ, tích hợp tính năng ưu việt, giúp người dùng đo đường huyết chính xác, từ đó nâng cao hiệu quả theo dõi tình trạng sức khỏe, điều trị phù hợp.
Nếu bạn cần tìm mua máy đo đường huyết Maxvi chất lượng, hãy liên hệ đến chúng tôi theo hotline 0903 441 888 hoặc 0787 320 340 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhé! Ngoài ra, bạn có thể xem thêm và đặt mua máy đo đường huyết Maxvi tại đây: https://maxvi.net/products/may-do-duong-huyet-maxvi-bgm-102-chi-may