Huyết áp cao nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe ổn định nhưng vẫn phải đủ chất? Thực tế, sau khi mắc bệnh cao huyết áp, các bệnh nhân thường chủ động tránh ăn một số loại thực phẩm quá mặn, quá ngọt hay quá cay và tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm bổ dưỡng khác như rau củ, ngũ cốc nguyên hạt,... với mong muốn tốt cho sức khỏe. Vậy người mắc bệnh huyết áp cao nên ăn gì để hạ huyết áp và đảm bảo tốt cho sức khỏe? Cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết bên dưới để chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và gia đình ngay từ hôm nay!
Tăng huyết áp nguyên nhân do đâu?
Theo số liệu của Hiệp hội Phòng chống Đái tháo đường thế giới, tại một vài quốc gia hiện nay, tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường chiếm đến 20% dân số người trưởng thành và không hề có dấu hiệu giảm. Căn bệnh nguy hiểm đã và đang gây nên nhiều báo động đỏ về tình trạng sức khỏe hiện nay. Vậy nguyên nhân cụ thể gây huyết áp cao là gì? Các chuyên gia hiện nay cho rằng nguyên nhân tăng huyết áp ngoài do tuổi tác đã cao, sức đề kháng yếu thì phần nhiều còn đến từ chế độ ăn uống không khoa học.
Các món ăn luôn chứa quá nhiều muối, nhiều đường và nhiều dầu mỡ là nguyên nhân gây tăng huyết áp khiến cho chức năng của tim mạch bị quá tải. Trên thực tế, đây cũng được xem là tác nhân dẫn đến chứng bệnh tiểu đường đang rất phổ biến hiện nay. Vì vậy, tiểu đường và cao huyết áp được xem là hai căn bệnh nguy hiểm thường đi cùng với nhau.
Chuyên gia gợi ý chế độ ăn giúp giảm huyết áp
Trước khi trả lời huyết áp cao nên ăn gì, chúng ta cùng tìm hiểu cách xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, cân đối. Theo Giám đốc Trung tâm Rối loạn Huyết áp tại phòng khám Cleveland đến từ Hoa Kỳ, TS. Luke Laffin cho biết một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất giúp bệnh nhân giảm huyết áp cao đến từ những gì bạn ăn uống mỗi ngày. Nổi bật trong đó chính là chế độ ăn kiêng ngăn chặn tăng huyết áp với tên gọi DASH giàu các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc cùng các loại chất béo có lợi khác.
Hình 1. Chế độ ăn giúp giảm huyết áp, tốt cho tim mạch
Bên cạnh đó, tiến sĩ Laffin còn cho biết thêm nhờ áp dụng chế độ DASH, bệnh nhân có thể hạ chỉ số huyết áp xuống khoảng 11 điểm, tương đương với sử dụng 2 loại thuốc hạ huyết áp thông dụng hiện nay. Nhìn chung, để kiểm soát tốt huyết áp trong cơ thể, người bệnh không chỉ tập trung vào từng loại thực phẩm cụ thể mà nên quan tâm xây dựng một chế độ ăn cho người cao huyết áp lành mạnh, tiêu chuẩn.
Như Giáo sư Maya Vadiveloo – Phó Chủ tịch Ủy ban Dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng từng chia sẻ: các loại thực phẩm như trái cây, sữa ít béo và rau củ rất giàu các vi dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Những chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm này phối hợp với nhau giúp ổn định và điều hòa đường huyết trong cơ thể, hoàn toàn có thể thay thế các đồ ăn nhanh nhiều muối lẫn cholesterol.
Ngoài ra, chuyên gia cũng gợi ý trong chế độ ăn hằng ngày cho người cao huyết áp cần đảm bảo:
Chất đạm: từ 0,8 đến 1g chất đạm cho mỗi kg cân nặng của cơ thể.
Chất béo: nên ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật, thay thế các loại mỡ động vật từ 25 đến 30g.
Chất bột đường: vào khoảng 300 – 320g.
Muối ăn: đã bao gồm cả bột ngọt, nước mắm, nước tương, hạt nêm,... không quá 6 gam.
Chất xơ: có thể tìm thấy ở các loại rau xanh, củ quả, hạt các loại khoảng 30 đến 40g bằng 300 đến 500g rau xanh.
Top 5 loại thực phẩm tốt cho tim mạch người cao huyết áp không nên bỏ qua
- Chuối
Loại thực phẩm thường được nhiều bác sĩ khuyên nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của người tiểu đường lẫn người cao huyết áp không thể không kể đến chuối. Tại sao chuối được xem là thực phẩm dành cho người tăng huyết áp? Bởi đơn giản trong loại thực phẩm này chứa đa dạng các nhóm dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:
Kali: Chất kali có trong chuối sẽ giúp cân bằng nồng độ Natri có trong cơ thể lẫn làm giảm áp lực lên các thành động mạch, duy trì mức huyết áp bình thường.
Chất xơ: trong thành phần của chuối chứa lượng lớn chất xơ dễ tan góp phần tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm hấp thụ đường và cholesterol. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm cảm giác thèm ăn, no lâu, hạn chế tình trạng béo phì.
Chất chống oxy hóa: chuối cung cấp nhiều chất chống oxy hóa phổ biến như manga và vitamin C giúp bảo vệ tế bào không bị tổn thương do va chạm với các gốc tự do, chống viêm, giảm sưng.
- Cá hồi
Nhiều bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thêm cá hồi vào thực đơn ăn uống. Bởi cá hồi mang đến những lợi ích nổi bật cho người bị tăng huyết áp cũng như bệnh tiểu đường như:
Giàu Axit béo omega – 3 có thể kể đến như EPA và DHA là một cách giảm huyết áp cao hiệu quả. Chúng có khả năng giảm viêm, giảm cường độ co bóp, hoạt động của các mạch máu, ngăn chặn hình thành cục máu đông gây áp lực lên hoạt động của tim mạch.
Hoàn toàn có thể thay thế tốt các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ hay sữa động vật.
Cùng với đó, cá hồi còn cung cấp một lượng lớn chất xơ và protein, tạo cảm giác no lâu, duy trì cân nặng ổn định, hỗ trợ kiểm soát mức huyết áp bình thường.
Thế nhưng, khi sử dụng cá hồi trong chế độ ăn cho người cao huyết áp, bạn cũng cần cẩn thận lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi sống, hạn chế các loại thực phẩm được chế biến sẵn hay đông lạnh chứa nhiều chất bảo quản và natri. Đặc biệt cần chọn mua cá hồi từ các nguồn uy tín, tránh các loại bị nhiễm độc từ các vùng nước bị ô nhiễm, chứa nhiều thủy ngân gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên chế biến cá hồi theo các công thức ít dầu mỡ, nồng độ muối thấp.
- Lạc
Lạc cũng được đánh giá là một lựa chọn tốt cho người bị tăng huyết áp. Lợi ích cụ thể của lạc đối với sức khỏe tim mạch có thể kể đến như:
Chất xơ: giúp mức huyết áp duy trì bình thường nhờ giảm áp lực lên các mạch máu cũng như hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa.
Kali: góp phần kiểm soát và ổn định huyết áp thông qua quá trình cân bằng Natri trong cơ thể, tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn.
Các chất chống oxy hóa: như Vitamin E, resveratrol và flavonoid có chức năng như một lớp áo giáp bảo vệ các tế bào không bị tổn thương, cải thiện chức năng tim mạch tối ưu.
Hình 3. Lạc - nguồn chất béo thực vật cực tốt cho người cao huyết áp
Đi kèm với những lợi ích kể trên, bệnh nhân cũng cần cân đối sử dụng vừa đủ hàm lượng, hạn chế nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể gây tăng cholesterol trong máu. Bạn cũng cần cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn từ lạc như bơ, sữa hay dầu, đảm bảo hiểu rõ bảng thành phần cũng như nguồn gốc sản phẩm.
- Rau xanh
Chắc hẳn một đáp án lý tưởng khác cho câu hỏi huyết áp cao nên ăn gì không thể không kể đến rau xanh. Đây được xem là thực phẩm thiết yếu rất có lợi cho người bị cao huyết áp bởi:
Rau xanh chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát cân nặng, duy trì đường huyết cũng như cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa.
Rau xanh cũng sở hữu hàm lượng kali đáng kinh ngạc góp phần cân bằng nồng độ natri trong cơ thể và giảm huyết áp.
Vitamin C, vitamin E cùng các carotenoid: cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng trước các tác nhân từ bên trong lẫn bên ngoài.
Khi sử dụng rau xanh trong bữa ăn hằng ngày, bạn cần kết hợp đa dạng các loại rau khác nhau có thể kể đến một vài loại nổi bật như cải xoong, cải bó xôi, xà lách, rong biển,... Tuy nhiên trong quá trình chế biện, bạn chỉ nên nấu rau chín vừa tới để giữ nguyên các chất có lợi và không làm ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng bên trong.
- Hạt chia
Không chỉ dành cho người tiểu đường và cao huyết áp, hạt chia còn được đánh giá là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho quá trình phát triển của mỗi người. Trong loại hạt đặc biệt này sở hữu:
Hàm lượng chất xơ lớn nổi bật chính là chất xơ hòa tan.
Axit béo omega – 3: nếu bạn không mấy yêu thích sử dụng cá hồi trong bữa ăn hằng ngày và tìm kiếm một giải pháp thay thế nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ omega – 3 thì hạt chia chính là lựa chọn hoàn hảo. Đặc biệt hạt chia còn chứa axit alpha – linolenic đã được chứng minh có khả năng hạ huyết áp và cân bằng đường huyết trong cơ thể.
Và cuối cùng, trong hạt chia chứa chất chống oxy hóa như vitamin E và polyphenol giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Bạn nên pha hạt chia với nước hoặc cùng các loại nước ép, sữa ít béo để sử dụng tối đa lợi ích đến từ các chất xơ có trong loại thực phẩm này mang lại. Bên cạnh đó, hạt chia cũng là một loại nguyên liệu phổ biến thường được sử dụng trong nhiều món ăn hấp dẫn như salad, smoothie, bánh mì. Lượng hạt chia hợp lý bạn nên sử dụng mỗi ngày sẽ vào khoảng 1 – 2 muỗng canh và còn tùy thuộc vào lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn.
Hình 4: Huyết áp cao ăn gì để cân bằng và tăng cường sức khỏe
Để dễ dàng theo dõi huyết áp và đưa ra các giải pháp cân bằng dinh dưỡng phù hợp, quý khách nên có cho bản thân một máy đo huyết áp chất lượng với kết quả chính xác cao tại nhà. Sản phẩm máy đo huyết áp MAXVI kỹ thuật số tiếng việt dễ sử dụng, chất lượng, giá tốt, đầy đủ thông số kỹ thuật, giảm thiểu sai số xứng đáng trở thành người bạn đồng hành cùng quý khách cải thiện sức khỏe, ổn định huyết áp.
Hy vọng qua bài viết trên, quý khách đã có thể tự mình trả lời câu hỏi huyết áp cao ăn gì để hạ và cập nhật những thông tin chính xác về nguyên nhân gây tăng huyết áp. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào về chế độ dinh dưỡng cũng như cách giảm huyết áp cao, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua số hotline để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.