Sử dụng máy kiểm tra đường huyết sau ăn cho ra kết quả khác trước khi ăn, khiến người sử dụng hoang mang. Liệu kết quả nào mới thực sự chính xác? và có thể sử dụng để đánh giá tình hình sức khoẻ đường huyết của bản thân? Hãy cùng Maxvi tìm kiếm nguyên do dẫn tới sự khác biệt này nhé!
1. Tại sao đường huyết sau khi ăn lại khác trước khi ăn?
Thực chất, kết quả đến từ máy kiểm tra đường huyết sau khi ăn khác với trước khi ăn là điều hoàn toàn bình thường, không cần phải quá lo lắng hay hoài nghi về chất lượng của máy khi kết quả cho ra không thống nhất.
Hình 1. Kết quả máy đo đường huyết trước và sau ăn khác nhau
Thực chất, chỉ số đường huyết sau ăn sẽ cao hơn với trước khi ăn đối với cả người bình thường. Nhưng đường huyết ở người bình thường vẫn không quá cao so với bệnh nhân bị tiểu đường. Bởi lúc này, insulin được tiết ra ổn định sẽ giúp cân đối lượng đường trong cơ thể ở mức bình thường. Trong trường hợp insulin không được điều tiết ổn định, suy giảm nghiêm trọng thì đường huyết không những không hạ xuống mà còn tăng cao đáng báo động.
Chỉ số đường huyết ở người bình thường cụ thể trong từng trường hợp:
Khi đói hoặc nhịn ăn: từ 4,0 đến 5,4 mmol/ L ( từ 72 đến 99 mg/ dL).
2 giờ sau ăn: 7,8 mmol/ L ( tương đương 140 mg/ dL).
Còn chỉ số đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường sẽ như sau:
Trước khi ăn: từ 4 đến 7 mmol/ L đối với các bệnh nhân tiểu đường loại 1 và 2.
Sau khi ăn: dưới 9 mmol/ L đối với bệnh nhân tiểu đường loại 1 và dưới 8,5 mmol/ L đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Theo chuyên gia, chỉ số trên máy đo lượng đường sau khi ăn và trước khi ăn khác nhau chủ yếu do thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể. Khi đói, đường huyết giảm thì tất nhiên chỉ số cũng sẽ thấp. Thế nhưng, khi ăn no, đặc biệt là ăn các loại thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, bột mì,… thì chỉ số đường huyết sẽ tăng cao đáng kể.
Hình 2: Nên sử dụng máy đo đường huyết Maxvi vào thời điểm cố định trong ngày
Bởi vậy, tùy vào từng thời điểm, mà kết quả đo trên máy kiểm tra đường huyết sẽ có những khác biệt nhất định. Bạn không cần lo rằng máy đo đường huyết tại nhà có chính xác không, khi thấy sự chênh lệch giữa kết quả trước và sau khi ăn.
2. 3 cách giúp quản lý đường huyết ổn định sau khi ăn
Bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đến sinh hoạt cũng như thực đơn hằng ngày để hạn chế tình trạng đột biến lượng đường trong máu, gây nguy hiểm. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo 3 lưu ý quan trọng dưới đây:
2.1. Sử dụng nhóm carbs lành mạnh
Thực phẩm chứa nhiều carbs là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bởi carbs khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành glucose, sau đó tạo ra năng lượng. Nếu lượng carbs quá cao sẽ dễ khiến chỉ số đường huyết đột biến khó kiểm soát.
Bởi vậy, bạn có thể sử dụng kết quả đo từ máy đo chỉ số đường huyết để kiểm soát lượng carbs nạp vào cơ thể.
Vậy bệnh đái tháo đường nên ăn gì hay bị tiểu đường không nên ăn gì để hạn chế đột biến lượng đường? Bệnh nhân được khuyên nên tăng cường các nhóm thực phẩm lành mạnh, ít chất béo như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt,… Đồng thời lên thực đơn khoa học, hợp lý cho mỗi bữa ăn. Ngoài ra, bạn cần cắt giảm tối đa các loại thực phẩm như tinh bột tinh chế, kẹo, đường tinh luyện,…
2.2. Cân bằng đa dạng chất dinh dưỡng
Bên cạnh kiểm soát carbs nạp vào cơ thể, bệnh nhân cũng cần cân bằng đa dạng chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Thực phẩm cần được sử dụng đúng lượng, đúng thời điểm, không quá nhiều cũng không quá ít. Vậy bị tiểu đường ăn gì và bao nhiêu là đủ? Để đơn giản hơn, bạn có thể áp dụng nguyên tắc đĩa thức ăn như sau:
Một nửa đĩa: các loại chất xơ không tinh bột như cà rốt, ớt chuông, rau xanh,…
¼ đĩa: thực phẩm chứa tinh bột như cơm, bột mì, khoai,…
¼ đĩa: các loại protein không mỡ như thịt lợn nạc, ức gà, thịt bò,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một cốc sữa hạt và trái cây để cung cấp các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe, tăng sức đề kháng.
2.3. Tăng cường chất xơ
Chất xơ được đánh giá là một loại carbohydrate rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Với đặc tính ít carbs, không ảnh hưởng quá nhiều đến đường huyết, chất xơ giúp người bệnh cải thiện quá trình tiêu hoá và hấp thụ chất, giảm cảm giác thèm ăn, tăng cảm giác no lâu.
Một người bình thường nên ăn đủ từ 20 đến 35 gam chất xơ mỗi ngày. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nhiều loại thực phẩm chứa lượng chất xơ “khổng lồ” như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây.
Hình 3. Máy kiểm tra đường huyết Maxvi chất lượng, đảm bảo kết quả chính xác
Nhờ áp dụng 3 cách trên đây, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, hạn chế chênh lệch kết quả sau và trước khi ăn trên máy kiểm tra. Ngoài ra, để đạt được kết quả chính xác nhất, bạn cũng nên tìm mua thiết bị đo lường chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm định.
Vậy máy đo đường huyết loại nào tốt?
Máy kiểm tra đường huyết Maxvi xứng đáng là thiết bị đáng tin cậy, là đáp án lý tưởng dành cho việc theo dõi chỉ số đường huyết . Giá máy đo tiểu đường của Maxvi cũng rất hấp dẫn, với chương trình mua càng nhiều giảm càng sâu, mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm hài lòng tuyệt đối. Liên hệ ngay Hotline 0903 441 888 hoặc 078 732 0340 để được tư vấn về máy kiểm tra đường huyết t. Xem thêm về máy, về giá và và đặt muamáy đo đường huyết Maxvi tại: https://maxvi.net/products/nhan-ban-tu-khuyen-mai-khi-mua-5-may-do-duong-huyet-bgm-102-tang-ngay-1-may-cung-loai-chuong-trinh-5-1