Thử đường huyết ngay sau khi vận động liệu có nên hay không? Một số bệnh nhân đường huyết thường lo ngại khi sau khi tập thể dục, chỉ số ghi trên máy đo đường huyết khá cao. Vậy liệu chỉ số này có chính xác, có phản ánh tình trạng sức khỏe đang diễn biến xấu hay không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn cùng Maxvi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. Tác động của vận động đối với lượng đường trong máu

Có thể bạn chưa biết, khi vận động thể chất, các hormone stress sẽ được giải phóng trong quá trình hoạt động của cơ bắp. Chúng sẽ làm tăng lượng đường huyết sau khi tập thể dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhưng sau đó, chỉ số này sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên, nếu tập luyện liên tục với lượng đường huyết cao trong máy thì có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, các bác sĩ cũng cảnh báo người bệnh tiểu đường cần đợi chỉ số đường huyết giảm xuống một chút rồi bắt đầu tập luyện.

Bên cạnh đó, với trường hợp chưa ăn mà tập thể dục thì có nguy cơ hạ đường huyết. Và nếu không được bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe có thể là lịm đi,…

Vận động có thể làm tăng đường huyết do tiết các hormone căng thẳng trong quá trình cơ bắp hoạt động

2. Vậy có nên thử đường huyết ngay sau khi vận động?

2.1 Chỉ số đường huyết đo sau khi vận động có chính xác không?

Việc thử đường huyết thường xuyên mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp người bệnh theo dõi tình trạng sức khỏe: từ các chỉ số người bệnh biết được chỉ số huyết áp đang ở ngưỡng nào, cao hay thấp, an toàn hay nguy hiểm tới sức khỏe?
  • Kịp thời điều trị tăng đường huyết hay hạ đường huyết với các chế độ ăn, uống thuốc phù hợp.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các chỉ số ghi trên máy đo đường huyết ngay sau khi vận động có thể lên xuống thất thường. Chỉ số cao do các hormone căng thẳng được tiết ra hoặc bị tụt do thiếu cơ thể chưa được bổ sung chất trước khi tập luyện.  Vì vậy, có thể thấy mỗi trường hợp sẽ có một dấu hiện đường huyết khác nhau. Chỉ số cao hay thấp so với thời điểm ổn định này là không đáng lo ngại. Vì chỉ sau một thời gian vận động, nghỉ ngơi thì cơ thể sẽ dần hồi phục lại với chỉ số đường huyết bình thường. 

Việc thử đường huyết ngay sau khi vận động có thể cho kết quả ghi trên máy kiểm tra tiểu đường không chính xác. Và tất nhiên, nếu người dùng áp dụng các biện pháp tăng hoặc hạ bằng thuốc với trường hợp này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Không nên đo đường huyết ngay sau khi vừa vận động vì kết quả không chính xác

2.2 Nên đo đường huyết sau khi vận động khi nào?

Đo đường huyết tại nhà ngay sau khi vận động khả năng cao sẽ cho kết quả không chính xác. Và để tránh những sai sót này, người bệnh có thể kiểm tra trước, trong và sau khi tập thể dục.

Trước khi tập: nên kiểm tra từ trước 15 – 30 phút trước khi tập. Nếu lượng đường trong máu khoảng 100 – 250 mg/dl thì đồng nghĩa bạn đang ở mức khỏe mạnh và có thể bắt đầu tập luyện.

Nếu lượng đường thấp hơn 100mg/dl thì nên bổ sung một bữa ăn phụ lành mạnh như trái cây, nước ép,…

Khi lượng đường huyết vượt trên 250mg/dl thì nên dừng việc tập thể dục, kiểm tra đường huyết qua việc xem nước tiểu có xuất hiện ceton không. Nếu có ceton thì cơ thể bạn đang không có đủ insulin để kiểm soát.

Trong khi tập: nên kiểm tra mỗi 30 phút đặc biệt khi đang luyện bài tập mới hoặc tăng cường độ. Điều này giúp bạn nắm rõ được tình hình sức khỏe của mình.

Sau khi tập: nên để cơ thể trở về mức ổn định từ 30 phút để có kết quả chỉ số trên dụng cụ đo tiểu đường đúng, chuẩn.