Chỉ số trên máy thử đường thay đổi thất thường khiến bạn khó khăn trong xác định nguyên nhân. Trong đó một trong những nguyên nhân bị nhiều người bỏ qua chính là thức khuya. Theo thống kê, thức khuya có thể làm tăng 19% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, dễ dẫn đến đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể thói quen này ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số trên máy test nhanh tiểu đường, hãy cùng Maxvi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Chỉ số đường huyết lúc ngủ thay đổi như thế nào?
Xuyên suốt giấc ngủ, chỉ số đường huyết không hề cố định mà sẽ thay đổi theo sự điều tiết của cơ thể. Dưới đây là các giai đoạn thay đổi đường huyết phổ biến bao gồm:
Trước khi đi ngủ: Thông thường chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ sẽ cao nhất trong đêm bởi lúc này bạn chỉ vừa ăn tối xong.
Giai đoạn giấc ngủ nông: khi mới chỉ bắt đầu vào giấc, cơ thể tiêu hao ít năng lượng hơn nên chỉ số đường huyết cũng có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, cơ thể vẫn điều chỉnh chỉ số cân bằng tiêu chuẩn cho các cơ quan hoạt động bình thường.
Giai đoạn giấc ngủ sâu: trong quá trình này, chỉ số cũng không thay đổi quá nhiều nhờ lượng glucagon cùng cortisol được cơ thể tiết ra để cân bằng đường huyết.
Giai đoạn sáng sớm: Chỉ số đường huyết sẽ cao nhất từ khoảng 2 đến 8 giờ sáng. Đây được xem là hiện tượng hoàn toàn bình thường do sự gia tăng các loại hormone tăng trưởng và hormone cortisol làm tăng đường huyết trong cơ thể.
Hình 1. Thức khuya gây tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết lúc ngủ không biến động quá lớn. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường thì sự điều chỉnh chỉ số đường huyết thường bị rối loạn, không ổn định trong đêm. Vì vậy, bạn nên theo dõi chỉ số đường huyết trước khi ngủ và sau khi thức dậy bằng máy thử đường để kịp thời phát hiện các biến chứng và có được các biện pháp cân bằng đường huyết phù hợp.
2. Lấy đêm làm ngày - con đường ngắn nhất để mắc bệnh tiểu đường
Hiện nay, nhiều người trưởng thành thường không quá quan tâm đến giấc ngủ, lấy đêm làm ngày. Tuy nhiên, giấc ngủ lại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng quyết định đến sức khoẻ mỗi người. Ngủ chiếm đến ⅓ thời gian trong ngày, giúp cơ thể nghỉ ngơi và tích lũy năng lượng cho những ngày kế tiếp.
Bởi vậy, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể gặp rối loạn chuyển hoá năng lượng, tăng Cholesterol trong máu, gây tăng tỷ lệ mắc phải các bệnh nguy hiểm đặc biệt là tiểu đường. Như tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường thuộc nhiều bệnh viện đã ghi nhận lên đến hàng nghìn trường hợp mắc bệnh tiểu đường chỉ vì thói quen thức khuya.
Và để minh chứng cho việc thức khuya chính là con đường ngắn nhất để mắc bệnh tiểu đường, Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc nghiên cứu với quy mô lớn có khoảng 1620 người tham gia. Trong đó độ tuổi sẽ dao động từ 47 đến 59 tuổi với 480 người ngủ sớm, dậy sớm, 95 người thức khuya, dậy muộn và 1045 người ở giữa hai nhóm này. Và kết quả đo được trên máy test đường máu đã chỉ ra được nhóm người thức khuya có nguy có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 1,7 lần so với hai nhóm còn lại. Họ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ như rối loạn giấc ngủ, huyết áp không ổn định, lượng đường trong máu tăng cao bất thường,…
Vì vậy, để phòng tránh mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khoẻ, bạn nên đi ngủ trước 22 giờ, đảm bảo đủ giấc. Thời gian giấc ngủ tiêu chuẩn trong mỗi độ tuổi cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi: ngủ đủ 14 đến 17 tiếng mỗi ngày.
Trẻ từ 4 đến 11 tháng tuổi: ngủ đủ 12 đến 15 tiếng.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: ngủ đủ 11 đến 14 tiếng.
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: ngủ đủ 10 đến 13 tiếng.
Trẻ từ 6 đến 13 tuổi: ngủ đủ 9 đến 11 tiếng.
Thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi: ngủ đủ 8 đến 10 tiếng.
Người trưởng thành từ 18 đến 64 tuổi: ngủ đủ 7 - 9 tiếng.
Người cao tuổi trên 64: ngủ đủ 7 đến 8 tiếng.
Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì thói quen sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên. Nếu gặp phải các vấn đề như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn kéo dài thì bạn cần đến ngay với cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Hình 2. Cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để phòng ngừa bệnh tiểu đường
3. Ngoài tiểu đường, thức khuya còn ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?
Không chỉ bệnh tiểu đường, thức khuya còn là “sát thủ” âm thầm tàn phá sức khoẻ của bạn. Một nhà thần kinh học thuộc đại học California Berkeley Mỹ cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của giấc ngủ khi ngủ càng ít thì vòng đời lại càng ngắn. Dù giờ giấc sinh hoạt ở mỗi người là khác nhau nhưng đều cần phải ngủ đủ 7 đến 8 tiếng một ngày.
Dưới đây là một số tác hại khi bạn thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài:
Mệt mỏi, mắt thâm quầng, thiếu sức sống.
Da tái nhợt, mụn nổi mất kiểm soát.
Trí nhớ suy giảm nghiêm trọng, mất tập trung.
Cơ thể dễ mắc các loại bệnh vặt, sức đề kháng gặp vấn đề.
Mắt mờ, ù tai, đau nhức toàn cơ thể.
Tâm lý bất ổn, lo lắng, stress, dễ cáu gắt, nóng nảy.
Cân nặng lên xuống thất thường, mất kiểm soát.
4. 3 phương pháp giúp cải thiện đường huyết qua giấc ngủ
Dù phải làm việc thường xuyên, tần suất dày đặc nhưng bạn vẫn nên duy trì đều đặn một giấc ngủ chất lượng tối thiểu 7 tiếng. Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện đường huyết hiệu quả qua giấc ngủ như:
4.1. Đối với người thường phải làm việc ban đêm
Nếu thường xuyên phải làm việc vào ban đêm, bạn nên cố gắng duy trì lịch trình ngủ nghỉ nhất quán để đảm bảo đồng hồ sinh học ổn định. Bên cạnh đó, để cơ thể đi vào giấc ngủ nhanh chóng, bạn có thể sử dụng thêm các loại sản phẩm hỗ trợ như rèm chắn sáng, bịt mắt, bịt tai,… Ngoài ra nên thường xuyên dành thời gian vận động dù chỉ là đi bộ để nâng cao sức khoẻ, dễ ngủ.
4.2. Đối với người chưa mắc bệnh tiểu đường
Dù chưa mắc phải các bệnh liên quan đến đường huyết thì bạn cũng cần phải theo dõi chỉ số sức khoẻ thường xuyên bằng các loại máy kiểm tra tiểu đường tại nhà. Ngoài ra, bạn cần đặc biệt phòng ngừa mắc phải bệnh tiểu đường ngay từ ban đầu, hạn chế thức khuya, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cắt giảm tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Hình 3. Máy đo đường huyết Maxvi chất lượng, dễ dàng sử dụng
4.3. Đối với bệnh nhân tiểu đường
Đối với bệnh nhân tiểu đường, nếu khi kiểm tra chỉ số trước khi ngủ và sau khi thức dậy có sự chênh lệch quá lớn thì bạn nên lập tức trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Người bệnh nên đi ngủ sớm, ngủ đủ trước 22 giờ, sử dụng kết hợp cùng các loại thuốc điều trị giúp cân bằng chỉ số và theo dõi kết quả test đường huyết tại nhà thường xuyên.
Vì vậy, nhìn chung, dù với đối tượng nào thì việc theo dõi chỉ số sức khoẻ là hoàn toàn cần thiết. Bạn nên sử dụng các loại máy đo đường chất lượng, có độ chính xác cao đã được kiểm chứng.
Vậy máy đo đường huyết loại nào tốt để sử dụng tại nhà? Máy đo đường đến từ Maxvi xứng đáng là ưu tiên số 1 bởi vô vàn ưu điểm nổi bật. Sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế, độ bền cao được trang bị nhiều chức năng hiện đại, thông minh. Màn hình hiển thị sắc nét, rõ ràng cùng hướng dẫn đo đường huyết đơn giản, dễ dàng, phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Cùng với đó Maxvi còn mang đến chính sách ưu đãi chiết khấu cực lớn, khuyến mãi hấp dẫn, bảo hành dài hạn 1 đổi 1 cho bạn an tâm về chất lượng sản phẩm. Liên hệ ngay qua số hotline 0903 441 888 hoặc 078 732 0340 để được tư vấn báo giá máy thử đường chi tiết. Để tham khảo thêm về giá, quý khách có thể truy cập vào link dưới đây: