Sức khoẻ tốt cuộc sống tốt | Hotline: 024 325 350 53 | 0787 320 340 (24/7)
Thông báo dành cho người dùng

Dịch vụ vận tải đường biển

Grevi Logistics có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển bằng container. Đặc biệt các tuyến đi Đông Bắc Á, Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ luôn có tàu trực tiếp hoặc kết nối nhanh chóng tại các cảng lớn với giá cả rất hợp lý. Chúng tôi cam kết:

  • Giá cước cạnh tranh, hợp lý: Thông qua quan hệ hợp tác tốt với hãng tàu, chúng tôi đam đến chi phí tối ưu cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
  • Quy trình vận tải chuyên nghiệp: Quy trình chuẩn hóa, có nhân viên giám sát thường xuyên và cập nhật đầy đủ trạng thái đơn hàng để mang đến sự an tâm hơn cho khách hàng
  • Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Nhờ có chuyên gia trong tìm lịch tàu và kết nối hệ thống, Grevi Logistics cam kết thời gian vận tải đường biển nhanh chóng, linh hoạt và đáp ứng tiến độ kế hoạch của doanh nghiệp.
  • Hệ thống mạng lưới rộng rãi: Với liên kết rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, chúng tôi sẵn sàng xử lý yêu cầu và khó khăn của khách hàng ở Việt Nam lẫn nước ngoài.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Con người là ưu tiên số 1, đội ngũ am hiểu quy định hải quan ở từng quốc gia, Grevi Logistics giúp quý doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ, thủ tục xuất – nhập khẩu đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, từ đó đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi.

Tổng quan về dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển

Hình thức vận tải đường biển, sử dụng các tàu hàng có khả năng chở tải lớn, kết hợp với cơ sở hạ tầng biển vững chắc, cho phép vận chuyển hàng hóa tới các địa điểm trong và ngoài nước. Đặc điểm nổi trội của phương thức này là chi phí thấp và ít phát sinh các phụ phí so với các hình thức vận tải khác. Đồng thời, đường biển thông thoáng giúp giảm thiểu rủi ro va chạm, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

Trong vận chuyển đường biển, các doanh nghiệp có thể gửi nhiều loại hàng hóa đa dạng, bao gồm cả hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng công nghiệp cồng kềnh. Phương thức này ngày càng được ưa chuộng trong xuất khẩu hàng hóa quốc tế và nội địa do khả năng tiết kiệm chi phí và đáp ứng hiệu quả các yêu cầu vận chuyển đa dạng của doanh nghiệp.

Ưu điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển

  • Có thể vận chuyển các loại hàng hóa với kích thước và khối lượng lớn
  • Không giới hạn về số lượng và phương tiện hỗ trợ vận chuyển
  • Tuyến đường vận tải biển hầu hết là các tuyến giao thông tự nhiên nên ít gặp trở ngại như vận tải đường bộ.
  • Giá thành của phương thức vận tải này cũng thấp hơn các loại hình vận tải khác
  • An toàn cao vì ít va chạm với các tàu hàng
  • Mở rộng giao thương quốc tế thông qua đường biển.

Nhược điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển

  • Không thể vận chuyển hàng hóa đến tận nơi trên đất liền, vì vậy cần phải kết hợp với các phương thức vận tải khác.
  • Vận tải hàng hóa bằng đường biển thường mất khá nhiều thời gian để vận chuyển hàng đến nơi. Vì vậy không phù hợp với các mặt hàng cần vận chuyển nhanh chóng hoặc thư tín.

Quy trình phục vụ hàng hóa vận tải đường biển

1. Nhận yêu cầu từ khách hàng

Khách hàng yêu cầu tư vấn giá thành và thời gian tàu xuất hàng với tên hàng hóa, volume, trọng lượng. Nhân viên của đơn vị vận chuyển tiến hành tư vấn loại container và lịch tàu phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

2. Kiểm tra giá và lịch tàu

Đơn vị vận chuyển tiếp tục kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu có sẵn, sau đó thông báo cho khách hàng. Ngoài ra, để lấy booking tàu thì đơn vị vận chuyển phải cung cấp một số thông tin quan trọng cho hãng tàu, bao gồm:

  • Cảng đi (port of loading): Đây là nơi hàng hóa được xếp dỡ chuyển lên tàu.
  • Cảng chuyển tải: Có 2 hình thức là chuyển tải (transit) và đi thẳng (direct). Tùy vào quy định, thống nhất giữa hai bên, cũng như quãng đường vận chuyển mà có lựa chọn hình thức phù hợp.
  • Cảng đến (port of discharge): Đây là nơi hạ container hàng hóa.
  • Tên hàng hóa, trọng lượng: Để cung cấp tên hàng hóa, trọng lượng chính xác thì cần dựa vào thông tin trên hồ sơ chứng từ.
  • Thời gian tàu chạy (ETD): Đây là ngày dự kiến tàu chở hàng xuất phát.
  • Thời gian đóng hàng: Thời gian đóng hàng được xác định theo kế hoạch thống nhất giữa 2 bên.
  • Các yêu cầu khác: Bao gồm loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió cho hàng hóa như thế nào.

3. Nhận booking và gửi cho khách hàng

Khi khách hàng chấp thuận mức giá cước và lịch trình tàu được đề xuất, công ty vận tải sẽ tiến hành đặt chỗ (booking) với hãng tàu và gửi thông tin này cho khách hàng. Đối với khách hàng có nhu cầu xuất khẩu, việc nhận booking từ nhà vận chuyển là bước quan trọng. Họ cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin như cảng xuất phát, cảng đích, ngày xuất phát, hạn chót nạp hàng, loại container (dạng khô hay lạnh, kích cỡ 20 hoặc 40 feet) và số lượng container cần thiết, để đảm bảo không có sai sót trong quá trình vận chuyển.

4. Trợ giúp khách hàng đóng và hạ container hàng hóa trước thời hạn

Trong quá trình vận tải đường biển, một bước quan trọng là tuân theo thời gian chốt hàng (closing time) được ghi trong booking. Đơn vị vận chuyển cần nhắc khách hàng đóng gói và chuyển container hàng hóa trước thời điểm này. Các bước cụ thể bao gồm:

  • Đại diện giao nhận hoặc nhân viên của nhà xe sẽ mang lệnh nhận container trống tới phòng điều độ của hãng tàu để đổi lấy lệnh container. Tài liệu cần có thể gồm danh sách đóng gói container, seal của tàu, vị trí nhận container, và lệnh nhận container có chữ ký của điều độ cảng cho phép nhận container trống.
  • Sau đó, nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ này đến cho tài xế, để tài xế đưa container tới khu vực chỉ định của hãng tàu và xuất trình lệnh nhận container trống đã được phê duyệt. Họ sẽ thanh toán phí nâng container tại phòng thương vụ của bãi và nhận container trống để chuyển về kho của bên xuất khẩu.
  • Khi việc đóng gói hoàn tất, container chứa hàng sẽ được chuyển đến cảng chờ xuất khẩu (theo booking đã được xác nhận) và thanh toán phí hạ container tại cảng.

5. Chuẩn bị chứng từ

Để thực hiện khai báo hải quan, khách hàng hoặc doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

  • Hai bản chính của tờ khai hải quan (một bản cho người xuất khẩu và một bản lưu tại hải quan).
  • Một bản sao của hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Một bản sao giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu.
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh với bản chính để đối chiếu, đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu.
  • Khai báo hải quan cũng có thể được thực hiện trực tuyến qua hệ thống hải quan điện tử. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu như hóa đơn thương mại (commercial invoice), vận đơn (bill of lading), phiếu đóng gói (packing list), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), hóa đơn cước (nếu có), cùng các chứng từ khác liên quan.

6. Thông quan hàng xuất

Quá trình thông quan hàng xuất là một phần không thể thiếu trong quy trình vận chuyển hàng hải. Đơn vị vận chuyển sẽ thực hiện nhập liệu vào hệ thống khai báo hải quan điện tử và tạo tờ khai qua mạng. Hệ thống của hải quan sau đó tự động cung cấp số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân loại hàng hóa vào một trong ba luồng sau:

  • Luồng Xanh: Hàng hóa trong luồng này được miễn kiểm tra chi tiết. Cán bộ hải quan chuyển hồ sơ đến lãnh đạo chi cục để duyệt và đóng dấu thông quan lên tờ khai xuất khẩu.
  • Luồng Vàng: Hàng hóa ở luồng này không cần kiểm tra thực tế. Hồ sơ được xem xét bởi bộ phận tính giá thuế để đánh giá chi tiết. Sau khi được xác nhận là hợp lệ, hồ sơ được chuyển đến lãnh đạo chi cục để duyệt và đóng dấu thông quan lên tờ khai xuất khẩu.
  • Luồng Đỏ: Hồ sơ trong luồng này cần phải trải qua kiểm tra thực tế hàng hóa. Tùy thuộc vào tỷ lệ phân kiểm do lãnh đạo chi cục quyết định, chủ hàng cần phải xuất trình từ 5% đến 100% hàng hóa để kiểm tra.

Nếu hàng hóa đúng như đã khai trong tờ khai và các chứng từ liên quan, cán bộ hải quan sẽ niêm phong container và ghi chú xác nhận. Tiếp theo, hồ sơ được chuyển cho lãnh đạo chi cục duyệt và đóng dấu thông quan lên tờ khai xuất khẩu.

Sau khi đã phân luồng hàng hóa, bước tiếp theo là thực hiện thủ tục hải quan tại cảng. Cụ thể:

Đối với hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra (luồng xanh)

  • Đầu tiên, chủ hàng cần đến cơ quan hải quan để thực hiện các thủ tục xuất khẩu, bao gồm việc thanh toán lệ phí hải quan.
  • Sau đó, chủ hàng tiến hành quy trình thanh lý hải quan tại bãi với mức phí là 10.000 VNĐ cho mỗi container.
  • Bước cuối cùng là ghi chép thông tin vào sổ tàu hàng xuất. Dựa vào thông tin booking, nhân viên vận chuyển cần ghi chép đầy đủ các chi tiết như số hiệu tàu, số chuyến đi, số lượng container, số seal trên tờ khai và nộp nó cho hải quan để thực hiện việc ghi vào sổ tàu. Quan trọng là phải đảm bảo việc ghi vào sổ tàu hoàn tất trước thời gian closing time; nếu không, hàng hóa có nguy cơ bị bỏ lại và không được phép xuất khẩu, kể cả khi đã hoàn thành thủ tục thông quan.

Đối với hàng hóa xuất khẩu kiểm hóa (luồng đỏ):

  • Đầu tiên, chủ hàng cần đến cơ quan hải quan để hoàn tất các thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa của mình.
  • Tiếp theo, quá trình kiểm tra hàng xuất được thực hiện. Công việc cụ thể bao gồm việc nhân viên giao nhận đăng ký di chuyển container đến khu vực kiểm tra tại phòng ban chuyển bãi, sau đó thực hiện công việc lấy mẫu kiểm tra từ container. Nhân viên này sẽ tiếp tục theo dõi kết quả phân loại kiểm tra và liên hệ với cơ quan hải quan để tiến hành kiểm tra hàng hóa. Theo sau đó là quá trình tháo seal cũ và đặt seal mới lên container, bao gồm cả seal của hải quan và hãng tàu.
  • Người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan sẽ thanh toán lệ phí hải quan. Sau khi thanh toán, hải quan sẽ trả lại cho nhân viên giao nhận một bộ chứng từ gồm có hợp đồng thương mại (bản sao), tờ khai và giữ lại một bản tờ khai.
  • Quá trình thanh lý hải quan tại bãi diễn ra tiếp theo và cuối cùng là bước ghi chép thông tin vào sổ tàu hàng xuất, tương tự như các bước được thực hiện trong quy trình của luồng xanh.

7. Phát hành vận đơn

Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, đơn vị vận chuyển hoặc hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho người xuất khẩu.

8. Gửi chứng từ cho đối tác

Đối với các công ty vận tải hoặc các hãng tàu (line), hồ sơ họ gửi đi thường bao gồm chi tiết về lô hàng cũng như vận đơn, được sử dụng cho từng đơn hàng cụ thể. Trong trường hợp các tài liệu như hóa đơn của người gửi hàng (shipper invoice), danh sách đóng gói (packing list), và vận đơn được sử dụng, không cần thiết phải có sự tham gia của người nhận hàng (consignee) trong việc xử lý hồ sơ hải quan và nhận hàng.

9. Lập chứng từ kế toán và lưu file

Khi quy trình vận chuyển hàng hóa qua đường biển được hoàn thành, bộ phận chứng từ sẽ bắt đầu soạn thảo hồ sơ chi tiết. Hồ sơ này bao gồm thông tin như giá mua, giá bán, điều kiện thanh toán và các chứng từ liên quan. Sau đó, hồ sơ này được chuyển đến bộ phận kế toán, nơi họ sẽ tiếp tục theo dõi và quản lý các công nợ liên quan.

Quy định quan trọng khi vận chuyển hàng hóa đường biển

Quy định về phương tiện vận tải

Để được cấp phép tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, phương tiện vận chuyển cần tuân thủ các tiêu chuẩn cao về an toàn và vệ sinh. Chỉ khi đạt được những yêu cầu này, phương tiện mới được phép hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan Giao thông vận tải.

Quy định về dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển

Các loại hàng hóa được phép vận chuyển

Ngoài các mặt hàng bị cấm vận chuyển theo quy định, vận tải đường biển linh hoạt trong việc chấp nhận hầu hết các loại hàng hóa khác, đây là một lợi thế nổi bật của loại hình vận tải này. Điều này có nghĩa là các mặt hàng không được các phương thức vận chuyển khác chấp nhận có thể được xem xét gửi qua đường biển. Các loại hàng hóa này thường được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau, giúp cho đơn vị vận chuyển lựa chọn phương án vận chuyển phù hợp và hiệu quả nhất.

  • Các loại khoáng sản giá trị không cao; hàng hóa kích thước lớn và nặng nề; các mặt hàng dễ tạo bụi và phản ứng với lý hóa; cũng như sản phẩm nhạy cảm với môi trường, có thể thay đổi chất lượng như gia vị, thuốc lá, trà.
  • Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…
  • Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…

Các loại hàng hóa không được phép vận chuyển

Hóa chất dễ cháy nổ, vũ khí quân dụng, văn hóa phẩm đồi trụy, thuốc phiện, động vật hoặc chế phẩm từ động vật quý hiếm.

Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:

  • Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu;
  • Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…;
  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.

Do đó, xét về lợi thế và quy định liên quan đến các loại hàng hóa có thể được chuyển qua đường biển, người gửi có thể xem xét đây là một phương án hiệu quả cho việc vận chuyển. Đối với các đơn hàng có khối lượng lớn mà không yêu cầu giao hàng nhanh, vận tải đường biển trở thành một lựa chọn tối ưu.

Quy định đối với đơn vị vận tải

Trong đội ngũ của một đơn vị vận tải đường biển, các chức vụ như thuyền trưởng, thợ máy, và thợ điện đều cần có chứng chỉ được cấp bởi cơ quan Giao thông vận tải. Ngoài ra, những người làm việc trong các vị trí này cũng phải tham gia các khóa đào tạo, tập huấn và qua các kỳ kiểm tra để đảm bảo họ đủ điều kiện nhận chứng chỉ.

Quy định đối với chủ hàng

Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ vận chuyển đường biển, người chủ hàng cần tuân thủ các quy định sau:

  • Cần cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về người gửi và người nhận, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, và email.
  • Phải thông báo rõ ràng về tất cả chi tiết liên quan đến hàng hóa, bao gồm loại hàng, trọng lượng, và bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào (như hàng cần cẩn thận trong việc bảo quản hay vận chuyển).
  • Chuẩn bị và sẵn sàng các giấy tờ, chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục hải quan.

Quy định về an toàn hàng hải

Khi xảy ra sự cố trong quá trình vận tải đường biển, thuyền trưởng của phương tiện liên quan phải lập tức thông báo cho cơ quan chức năng địa phương và lập báo cáo chi tiết về vụ tai nạn. Trong trường hợp hai tàu va chạm với nhau, thì cả hai thuyền trưởng đều cần thông báo và gửi báo cáo cụ thể về sự việc cho cơ quan có thẩm quyền, để sự việc có thể được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Kết luận

Nhìn chung, hình thức vận tải đường biển giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng hàng hóa, nhờ đó nâng cao uy tín và mở rộng thị trường kinh doanh.

Để đảm bảo quá trình vận tải hàng hóa đường biển diễn ra trôi chảy, các doanh nghiệp nên cân nhắc việc chọn lựa một đơn vị vận tải có uy tín và kinh nghiệm, như Grevi Logistics. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ câu hỏi hay nhu cầu tư vấn nào về dịch vụ vận tải đường biển, hãy liên hệ với chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hỗ trợ tận tình cho quý khách hàng.