Bệnh cao huyết áp người già hiện khá phổ biến và đang có xu hướng tăng cao. Nếu như cao huyết áp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vậy làm sao để có thể phòng tránh và điều trị đúng cách? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
1. Tình trạng cao huyết áp ở người cao tuổi
Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 47,3%. Trong đó, tỷ lệ này người trên 25 tuổi chiếm 25%, cao huyết áp người trên 60 tuổi chiếm đến 60%, và cao huyết áp người già 80 tuổi chiếm 80%.
Huyết áp là áp lực của máu trong lòng mạch. Có hai trị số quan trọng nói lên huyết áp của bạn đang cao hay thấp là huyết áp tâm thu (số đầu) và huyết áp tâm trương (số sau), ví dụ như huyết áp 120/70. Trong đó, huyết áp tâm thu cho biết áp lực máu trong lòng mạch khi tim co bóp. Và huyết áp tâm trương nói lên được áp lực của máu trong lồng mạch khi tim thư giãn.
Cao huyết áp - căn bệnh thầm lặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Năm 2003, WHO đưa ra khuyến cáo, huyết áp ở <120/80 là mức lý tưởng, ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhất. Một người được coi là đang bị cao huyết áp là khi huyết áp bằng hoặc trên 140/90mmHg. Cách duy nhất để nhận biết bản thân có bị cao huyết áp không chính là sử dụng máy đo huyết áp và việc này bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Mặc dù đây là căn bệnh thầm lặng, tuy nhiên bạn cũng có thể nhận biết bệnh cao huyết áp người già qua nhiều triệu chứng rõ rệt như khó thở, đau đầu, chóng mặt và đôi khi có thể chảy máu cam.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp người già là do hệ thống thành động mạch bị lão hoá, phình giãn, dễ vỡ, động mạch trở nên cứng hơn làm mất đi tính đàn hồi. Bên cạnh đó, còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:
- Yếu tố gia đình: cao huyết áp có tính di truyền.
- Giới tính: đàn ông có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn so với phụ nữ.
- Dòng giống: người da đen có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn so với người da trắng và bệnh cũng thường nặng hơn.
- Bệnh tiểu đường: tiểu đường và cao huyết áp là hai căn bệnh luôn song hành, đi đôi với nhau, chúng có sức tàn phá lớn đối với tim và thận.
- Rượu: theo kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, người uống rượu nhiều thường xuyên dễ mắc bệnh cao huyết áp người già, đồng thời làm gia tăng tỷ lệ bị bệnh thận và tai biến mạch máu não.
- Ít vận động: người ít vận động dễ bị béo phì, từ đó làm huyết áp dễ tăng cao.
Hạn chế tối đa bia rượu để duy trì huyết áp ổn định
2. Những biến chứng nguy hiểm của người huyết áp cao
Huyết áp cao được nhắc đến như là “sát thủ thầm lặng” vì phần lớn người cao huyết áp không biết mình bị tăng huyết áp. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà áp huyết cao có thể gây ra:
Suy tim
Cao huyết áp người già khiến tim phải co bóp nhiều lần gây tốn sức lực hơn. Lâu ngày, có thể khiến cơ tim dày lên, cứng hơn, giảm tính đàn hồi so với với người bình thường. Dần dần dẫn đến tình trạng tim suy yếu vì không còn đủ sức bơm máu khỏi tim.
Mệt mỏi, yếu đuối, và khó thở là những triệu chứng phổ biến, đặc biệt khi người bệnh vận động.
Tổn thương mạch máu
Tăng huyết áp người cao tuổi có thể gây tổn thương cho thành của các mạch máu, tạo điều kiện cho cholesterol và tế bào tiểu cầu bám vào các vết tổn thương. Quá trình này tiếp tục làm hạn chế lưu lượng máu thông qua mạch máu, gây ra hiện tượng nghẹt mạch.
Phình động mạch chủ
Bệnh cao huyết áp sẽ làm tăng áp lực đến động mạch chủ, dần dần làm cho thành mạch trở nên suy yếu và giãn to ra.
Huyết áp cao gây tăng áp lực lên thành động mạch chủ
Khi kích thước của động mạch chủ vượt quá mức 45mm, được xem là phình động mạch chủ. Phình động mạch chủ tạo áp lực lớn có thể gây ra tổn thương và dẫn tới bóc tách hoặc vỡ động mạch, rủi ro gây tử vong cho bệnh nhân. Khi động mạch chủ lên giãn đạt hoặc vượt qua 55mm, thường cần can thiệp phẫu thuật hoặc đặt stent để ngăn ngừa tình trạng trên.
Xuất huyết não
Bệnh cao huyết áp người già không điều trị đúng cách dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết áp. Nếu áp lực của dòng máu đột ngột tăng cao (cao huyết áp ác tính) có thể khiến mạch máu bị vỡ ra và khiến người bệnh bị xuất huyết não. Lúc này, người bệnh sẽ bị liệt nửa người thậm chí là hoàn toàn, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Rủi ro về tai biến mạch máu não
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não thường xuất phát từ xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Người có huyết áp trên 140/90mg có nguy cơ tai biến cao gấp 4 lần so với người có huyết áp bình thường.
Các biến chứng về mắt
Huyết áp tăng gây ra những tổn thương cho mạch máu võng mạc, xơ cứng thành mạch, cản trở tuần hoàn. Từ đó, làm xuất huyết võng mạc, gây giảm thị lực, thậm chí là khiến người bệnh mù lòa.
Các biến chứng về thận
Bệnh huyết áp cao của người già sẽ khiến cho màng lọc của tế bào thận bị hư, làm hẹp động mạch thận, bệnh nhân tiểu ra protein hoặc tiết chất Renin mà người bình thường sẽ không có, từ đó dẫn đến suy thận.
3. Phòng tránh và điều trị cao huyết áp người già
Mục đích của phòng tránh và điều trị huyết áp cao là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân luôn được kiểm soát ở mức độ cho phép.
Đối với huyết áp người trên 70 tuổi, mức lý tưởng là dưới 134/87 mmHg. Tuy nhiên, nếu bệnh cao huyết áp người già còn đi kèm với các căn bệnh khác như bệnh thận mãn tính, bệnh đái tháo đường sẽ cần có phác đồ điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ huyết áp ổn định, dưới mức 130/80mmHg.
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể kiểm soát huyết áp ở mức ổn định:
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp người già. Để biết cân nặng lý tưởng của bản thân là bao nhiêu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để hỏi dựa trên giới tính, chiều cao, tuổi tác và thể trạng. Nếu cân nặng của bạn vượt quá mức lý tưởng, hãy nhờ bác sĩ tư vấn biện pháp giảm cân an toàn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng huyết áp
Chế độ ăn uống
Để phòng tránh và điều trị bệnh cao huyết áp người già, đầu tiên là cần phải xây dựng, điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý, khoa học. Bạn hãy tuân thủ chế độ ăn 3 bữa một ngày, bổ sung nhiều rau củ, trái cây giàu kali, vitamin C, vitamin PP như chuối chín, ngô, khoai tây, giá đỗ, các loại đậu, cam, quýt, xoài. Bên cạnh đó, vì rau củ có hàm lượng chất xơ cao nên có thể mang đến công dụng chuyển hoá chất béo, từ đó làm hạ huyết áp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung khoảng 55-85kg từ các chế phẩm như sữa chua, sữa phomat,... hằng ngày. Bổ sung các chất béo có nguồn gốc từ thực vật như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt mè.
Đồng thời, thay việc ăn thịt, hãy mua cá để ăn bởi trong cá rất giàu protein giúp giảm huyết áp. Bạn nên hạn chế ăn những món thịt đỏ như thịt bò, dê, ngựa và đặc biệt là thịt gà. Bởi thịt gà có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ khiến huyết áp và cholesterol trong máu tăng. Vì vậy, nếu người già bị cao huyết áp mà ăn thịt gà sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
Khi nấu ăn, cũng nên hạn chế cho muối vì càng ăn nhiều muối, huyết áp càng tăng cao. Một ngày, trung bình một người chỉ nên nạp vào cơ thể 15g muối. Trong đó, 10gr muối là có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên. Do đó, hãy kiểm soát lượng muối bổ sung vào món ăn và chỉ cần thêm 1 thìa cà phê muối/ngày là vừa.
Bạn cũng nên bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, chè, cà phê để đề phòng bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác. Đồng thời, hạn chế uống nước ngọt có ga bởi hàm lượng natri của chúng rất cao, dễ làm huyết áp tăng.
Chế độ sinh hoạt và làm việc
Đối với bệnh cao huyết áp người già, nếu muốn giữ được sức khỏe tốt và ổn định nhất, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và làm việc. Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày để giúp cơ thể hồi phục và giảm căng thẳng, tránh stress và căng thẳng tâm lý.
Chế độ tập luyện thể dục, thể thao
Tập thể dục hàng ngày là điều cần thiết để duy trì sức khỏe. Người già nên chọn những hoạt động thể dục phù hợp với sức khỏe và điều kiện cơ địa của mình.
Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút và nên tập vào hầu hết các ngày trong tuần. Việc tập luyện không chỉ giúp giảm stress, giữ cân nặng phù hợp mà còn hỗ trợ giảm huyết áp.
Luyện tập thể dục hàng ngày là điều cần thiết để duy trì sức khỏe
Dùng thêm thuốc điều trị bệnh cao huyết áp người già
Nếu huyết áp của bạn thường xuyên tăng cao, khó kiểm soát, hãy tìm đến bác sĩ để được điều trị và kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp.
Vậy, bệnh cao huyết áp có chữa khỏi được không? Trên thực tế, đây là căn bệnh khó trị dứt điểm, các biện pháp điều trị chỉ giúp làm ổn định huyết áp và hạn chế bệnh trở nặng. Vì vậy, uống thuốc là biện pháp lâu dài và không thể dừng lại, chỉ còn cách là điều chỉnh liều lượng thuốc tăng giảm theo chỉ định của bác sĩ.
Xử lý khẩn cấp khi cao huyết áp đột ngột
Cao huyết áp người già sẽ đe dọa sức khỏe, tính mạng của người mắc nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Vì vậy, nếu người cao tuổi bị mắc bệnh này, cần nắm được những biện pháp cấp cứu trong trường hợp bị huyết áp tăng đột ngột.
Khi huyết áp tăng cao đột ngột, bệnh nhân có thể trải qua nhiều triệu chứng như choáng váng, khó thở và ngất xỉu. Tình trạng này đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng.
Biện pháp cấp cứu
- Đưa bệnh nhân đến cơ quan y tế gần nhất: Bệnh nhân cần được vận chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế cấp cứu ngay lập tức để được chăm sóc và điều trị.
- Hỗ trợ hô hấp và điều trị ngay tại bệnh viện: Tại cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được trợ thở bằng máy oxy và nhận các liều thuốc khẩn cấp dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn.
Vì tình trạng huyết áp cao đột ngột có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao, việc nhận biết và xử lý kịp thời rất quan trọng để bảo vệ tính mạng của người bệnh.
Bệnh cao huyết áp không chỉ là vấn đề của người lớn tuổi mà còn xuất hiện với những nhiều người trẻ tuổi. Để phòng tránh và điều trị kịp thời, hãy trang bị cho cả bản thân cũng như gia đình các kiến thức cần thiết để nâng cao sức khỏe, hạn chế triệu chứng nguy hiểm do bệnh cao huyết áp gây ra. Đồng thời tìm mua máy đo huyết áp điện tử tại nhà để dễ dàng theo dõi huyết áp của gia đình mình, từ đó có cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp tốt nhất.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết máy đo huyết áp nào tốt? Hãy liên hệ đến với đơn vị chúng tôi để được tư vấn máy đo huyết áp có kết quả chính xác với nhiều tính năng hiện đại hỗ trợ cho việc theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà.